Sáng chế - Giải pháp hữu ích - Xí nghiệp vận tải biển và công tác

advertisement
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Liên doanh Việt-Nga “Vietsovpetro”
1
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quy chế
về hoạt động sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích
trong Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”
-------------------*-------------------
Положение
о деятельности рационализации, изобретательства и полезных решений
в Совместном российско - вьетнамском предприятии «Вьетсовпетро»
-------------------*-------------------
Vũng Tàu - 2011
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
Thỏa thuận:
“Согласовано“:
Duyệt:
“Утверждаю“:
Tổng giám đốc Vietsovpetro
Chánh kỹ sư Vietsovpetro
Главный инженер СП
Генеральный директор СП
_________ Nguyễn Thúc Kháng
“
“ ______ 2011
Phó Tổng GĐ địa chất Vietsovpetro
Зам.гендиректора по геологии СП
_________ Trần Văn Hồi
“
“ ______ 2011
2
_________ Nguyễn Hữu Tuyến
“
“ ______ 2011
Phó Tổng GĐ thứ Nhất Vietsovpetro
Первый Зам.гендиректора СП
_________ Соболев.М.А.
“
“ ______ 2011
Chánh kinh tế Vietsovpetro
Главный экономист СП
_________ Алексаньян А.А.
“
“ ______ 2011
Chánh kế toán Vietsovpetro
Главный бухгалтер СП
_________ Võ Quang Huy
“
“ ______ 2011
Ký tắt\Виза:
Trưởng phòng Kinh tế - Kế hoạch Vietsovpetro
Начальник ПЭО СП....................................................................... Phan Thanh Liêm
Trưởng phòng TC lao động & TL Vietsovpetro
Начальник ООТиЗП СП............................................................ ... Nguyễn Quốc Đạt
Trưởng phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro
Начальник ПТО СП...................................................... …………. Trần Văn Vĩnh
Зам.начальника ПТО СП
Phó phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro ………………………….Макаров Ю.Д.
CV phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro
Специалист ПТО СП..................................... …………………... Nguyễn Văn Tiến
Quy chế
về hoạt động sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích
trong Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”
Положение
по деятельности рационализации, изобретательства и полезных решений
в Совместном росийско - вьетнамском предприятии «Вьетсовпетро»
-------------------*-------------------
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
3
Mục lục- Оглавление
Mục
Пунт
Tên đề mục- Наименование пункта
Trang
Стр..
Phần tiếng Việt - Часть на вьетнамском языке
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Phần mở đầu
Những quy định chung về sáng kiến.
Quy định về thủ tục, trình tự làm, nộp, xem xét đơn đăng ký sáng kiến và cấp Giấy chứng
nhận sáng kiến.
Quy định về thủ tục làm, nộp, xem xét đơn xin cấp Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế và
giải pháp hữu ích.
Quy định về xác định và phê duyệt lợi ích áp dụng sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích.
Mức tiền trả thù lao và trả thưởng khuyến khích
Quy định về trình tự soạn thảo bản xác định mức tiền và Quyết định chi trả tiền thù lao và
trả thưởng khuyến khích.
Tổ chức áp dụng và thông tin về sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích
Bảo vệ các quyền liên quan đến sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích, thể lệ nộp, xem
xét và giải quyết đơn khiếu nại.
Những biện pháp khuyến khích phong trào nghiên cứu, tạo ra và áp dụng sáng kiến, sáng
chế và giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro.
Tổ chức thực hiện công tác tác sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích và quy định những
nhiệm vụ đối với các phòng, các đơn vị trong Vietsovpetro.
Quy định về giao một số quyền cho đơn vị Vietsovpetro trong việc xem xét, xác định lợi ích
áp dụng và chi trả tiền thù lao, thưởng khuyến khích đối với sáng kiến.
Kiểm tra việc thực hiện Quy chế
Điều khoản thi hành
Часть на русском языке - Phần tiếng Nga
Введение
Общие положение о рационализации
Положения о порядке оформления, подачи, рассмотрения
заявления на
рационализаторское предложение и выдачи Удостоверения
Процедура по оформлению, подаче и рассмотрению заявок на получение патентов на
изобретения и полезные решения
Положение по определению и утверждению эффекта от внедрения
рационализаторского предложения, изобретения и полезного решения
Размеры выплат вознаграждения и поощрительного премирования
Порядок расчёта размеров и составления проекта Приказа на выплату вознаграждения
и одноразового поощрительного премирования
Организация внедрения и опубликования рационализаторских предложений,
изобретений и полезных решений
Защита прав, связанных с рац.предложениями, изобретениями, полезными
решениями, порядок подачи и рассмотрения жалобы
Мероприятия по стимулированию движения за разработку, создание,
внедрение рационализатоских предложений, изобретений и полезных решений
Организация выполнения работ по рационализации, изобретательству, полезным
решениям и распределение обязанностей функциональных отделов, подразделений
СП.
Положение по передаче некоторых прав подразделениям СП при рассмотрении,
выплате вознаграждения по рационализторским предложениям
Контроль за исполнением Положения
Исполнение настоящего Положения
Часть Приложений
4
5
7
9
11
12
16
17
17
19
19
23
26
26
27
28
30
33
36
37
40
42
42
44
45
50
53
53
54
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
4
1. Phần mở đầu
Nhằm đẩy mạnh và phát huy hơn nữa khả năng lao động sáng tạo của tập thể và cá nhân
trong lĩnh vực hoạt động sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích trong Liên doanh Việt - Nga
“Vietsovpetro”, Quy chế này được nghiên cứu, soạn thảo dựa trên cơ sở sử dụng một số nội
dung cơ bản của bản “Quy chế về Tổ chức công tác hoạt động sáng kiến, sáng chế và giải pháp
hữu ích trong XNLD Vietsovpetro”, phê duyệt ngày 18.01.2001; những văn bản pháp lý hiện
hành về sáng kiến và Sở hữu trí tuệ của Nước CHXHCN Việt Nam; những kinh nghiệm thực
tiễn thu được trong gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu
ích, tính đặc thù về cơ cấu tổ chức cũng như tính chất, nhiệm vụ hoạt động sản xuất - kinh tế dịch vụ để lãnh đạo công tác hoạt động sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích của Liên doanh
Việt - Nga “Vietsovpetro”. Trong quá trình soạn thảo, ban soạn thảo đã nghiên cứu, chọn lựa và
sử dụng hợp lý một số nội dung của Dự thảo “Nghị định ban hành Điều lệ Sáng kiến” do cục Sở
hữu trí tuệ soạn thảo và “Quy chế quản lý hoạt động sáng kiến, sáng chế” của Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam ban hành kèm theo QĐ số 1239/QD-DKVN ngày 17.02.2011.
Quy chế này được áp dụng cho tất cả các phòng, ban, các đơn vị và các tổ chức chính trị
xã hội trong Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”; quy định chi tiết việc tổ chức và thể thức
hoạt động sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích; quyền và nghĩa vụ của Lãnh đạo Liên doanh
Việt - Nga “Vietsovpetro”, lãnh đạo các phòng, các đơn vị trực thuộc trong Liên doanh Việt Nga “Vietsovpetro”, Hội đồng sáng kiến, sáng chế cũng như tác giả\các đồng tác giả, những
người tham gia áp dụng, những người tham gia xem xét đơn, tính toán xác định lợi ích áp dụng
sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích.
Các tổ chức chính quyền trong Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” phối hợp chặt chẽ
với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức Công đoàn Phía Việt Nam và Phía Liên
bang Nga tương ứng để đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm xây dựng và động viên phong
trào, khuyến khích và hỗ trợ mọi người để họ tích cực, chủ động trong việc nghiên cứu, tạo ra
và áp dụng các sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích vào sản xuất có hiệu quả.
Những vấn đề chi tiết không được đề cập trong Quy chế này sẽ tuân thủ theo các văn bản
hiện hành liên quan đến hoạt động sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích do Nhà nước Việt
Nam ban hành.
Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật - Hợp lý hóa sản xuất, theo Quy chế này được gọi tắt là sáng
kiến. Sáng kiến là đối tượng không được Nhà nước bảo hộ, nhưng được Nhà nước khuyến khích
phát triển.
Hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và các hoạt động khác như: Nghiên cứu
khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ là những nội
dung cơ bản của hoạt động Khoa học và Công nghệ, đề cập trong Điều 2 của “Luật Khoa học &
Công nghệ”, được Quốc Hội thông qua ngày 09.06.2000.
Sáng chế và giải pháp hữu ích là những đối tượng của Sở hữu công nghiệp. Nhà nước
bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích bằng Văn bằng theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Hội đồng sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích, theo Quy chế này được gọi tắt là Hội
đồng sáng kiến-sáng chế.
Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”, trong Quy chế này được viết tắt là Vietsovpetro.
2. Những quy định chung về sáng kiến
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
5
2.1. Những nguyên tắc và quy định chung
2.1.1. Những người làm việc trong hoặc ngoài Vietsovpetro đều có quyền nộp đơn đăng
ký sáng kiến tại Vietsovpetro. Đơn đăng ký sáng kiến được thực hiện theo mẫu quy định nêu tại
Phụ lục 1 kèm theo Quy chế này.
2.1.2. Giải pháp đăng ký sáng kiến tại Vietsovpetro, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn của sáng
kiến theo Quy chế này sẽ được Vietsovpetro xem xét, công nhận và được cấp Giấy chứng nhận
sáng kiến nêu trong Phụ lục 2 và Giấy chứng nhận sáng kiến đó chỉ có giá trị trong nội bộ
Vietsovpetro.
2.2. Tiêu chuẩn để xem xét công nhận sáng kiến
2.2.1. Để một giải pháp đăng ký được Vietsovpetro công nhận là sáng kiến thì giải pháp
đó phải thỏa mãn đầy đủ những tiêu chuẩn sau đây:
- Phải là giải pháp kỹ thuật, giải pháp tổ chức sản xuất, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật hoặc giải pháp tác nghiệp đã được áp dụng vào sản xuất phù hợp với Phụ lục 3.1 hoặc đã
được áp dụng thử nghiệm phù hợp với Phụ lục 3.3 hoặc hội đủ các dữ liệu và số liệu để chứng
minh được khả năng áp dụng thành công giải pháp vào thực tế trong tương lai gần;
- Có tính mới đối với Vietsovpetro;
- Mang lại lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực cho Vietsovpetro từ việc áp dụng giải pháp.
2.2.1.1. Nội dung của giải pháp kỹ thuật có thể là:
- Cải tiến máy móc, trang thiết bị, công cụ lao động hiện đang sử dụng trong
Vietsovpetro;
- Cải tạo máy móc, trang thiết bị, công cụ lao động mà trong Vietsovpetro chưa có
(nhưng chưa đạt đến trình độ của sáng chế và giải pháp hữu ích);
- Cải tiến sản phẩm đang sản xuất, bao gồm cải tiến kết cấu, thành phần nguyên vật liệu
nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm;
- Chế tạo sản phẩm mới mà Vietsovpetro chưa sản xuất (nhưng chưa đạt đến trình độ
của sáng chế và giải pháp hữu ích);
- Cải tiến quy trình công nghệ mà Vietsovpetro đang áp dụng;
- Cải tiến phương pháp thiết kế, lắp đặt, tháo dỡ, thi công;
Trong giải pháp kỹ thuật phải nêu được đối tượng để thực hiện là những kết cấu sản
phẩm kỹ thuật và công nghệ sản xuất, thành phần nguyên vật liệu.
- Cải tiến kết cấu sản phẩm kỹ thuật có nghĩa là đưa vào sử dụng những chi tiết, cụm chi
tiết, blốc khác, thay đổi mối liên hệ, vị trí, tỷ lệ, hình dáng và nguyên vật liệu để tạo ra các chi
tiết, cụm chi tiết và blốc đó;
- Cải tiến công nghệ sản xuất được đặc trưng bởi những phương pháp thực hiện các thao
tác công nghệ, trình tự thực hiện, các thông số, chế độ và thiết bị sử dụng;
- Cải tiến thành phần nguyên liệu là sự thay đổi các chất cấu thành nguyên vật liệu và tỷ
lệ định lượng giữa các chất này;
- Phương pháp chuẩn đoán, chữa bệnh cho người.
2.2.1.2. Nội dung của giải pháp tổ chức sản xuất có thể là:
- Bố trí, sắp xếp, sử dụng hợp lý lực lượng lao động hoặc máy móc thiết bị, nhiên liệu,
nguyên vật liệu và tiền vốn của Vietsovpetro nhằm nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả và chất
lượng công việc;
- Sử dụng những vật tư, thiết bị, máy móc, phương tiện tồn kho hoặc đã và đang thanh lý
trong Vietsovpetro;
- Nghiên cứu và sử dụng nguyên vật liệu trong nước để thay thế hàng nhập ngoại với
mục đích tiết kiệm ngoại tệ cho Vietsovpetro.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
6
2.2.1.3. Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là giải pháp, bí quyết hoặc biện pháp áp
dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tế trong Vietsovpetro.
2.2.1.4. Giải pháp tác nghiệp là phương pháp thực hiện thao tác nghiệp vụ trong hoạt
động kinh doanh, sản xuất, thương mại, dịch vụ, công tác quản lý hành chính, sự nghiêp;
phương pháp thẩm định, giám định; phương pháp đào tạo, giảng dạy; phương pháp thực hiện
các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
2.2.2. Tính mới của giải pháp đối với Vietsovpetro
Một giải pháp không được công nhận là có tính mới nếu:
- Giải pháp đó đã được áp dụng công khai quá 01 năm trong Vietsovpetro hoặc giải pháp
đó đã được áp dụng thử nghiệm quá 02 năm trước ngày đăng ký sáng kiến tại đơn vị trực thuộc
hoặc Vietsovpetro;
- Đã có trong các Quyết định, chỉ thị, các biện pháp tổ chức kỹ thuật và các kế hoạch của
chính quyền về việc thực hiện kế hoạch sản xuất;
- Đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc Vietsovpetro giới thiệu bằng văn bản hoặc
phổ biến trong các sách báo kỹ thuật chuyên ngành có tại Vietsovpetro tới mức căn cứ vào đó
đủ để sử dụng;
- Nếu giải pháp là những định mức bắt buộc đối với đơn vị về tiêu chuẩn, định mức, quy
trình, quy phạm, điều kiện kỹ thuật;
- Nếu giải pháp trùng về nội dung với giải pháp đã đăng ký trước đó tại Vietsovpetro.
2.2.3. Giải pháp được công nhận là có khả năng và hợp lý áp dụng nếu giải pháp đó có
đủ dữ liệu và số liệu để chứng minh khả năng có thể áp dụng trong tương lai gần:
- Nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể của Vietsovpetro;
- Có khả năng áp dụng trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật hiện tại của Vietsovpetro.
2.2.4. Lợi ích áp dụng sáng kiến được công nhận, nếu sáng kiến đó được áp dụng vào sản
xuất hoặc các hoạt động khác trong Vietsovpetro nó mang lại lợi ích thiết thực cho
Vietsovpetro. Lợi ích thiết thực có thể là:
- Lợi ích tính ra được thành tiền sau khi áp dụng (có hiệu quả kinh tế), hoặc
- Lợi ích áp dụng không tính được thành tiền (không thể hiện bằng tiền), mà thể hiện
bằng các lợi ích xã hội như: Cải thiện điều kiện lao động, sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe; bảo vệ
môi trường; nâng cao an toàn lao động; nâng cao độ tin cậy, độ bền, giảm nguy cơ gây sự cố và
hư hỏng của hệ thống, máy móc, thiết bị; nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng tuổi thọ của công
trình và các lợi ích xã hội khác.
2.2.5. Các giải pháp khác nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của sáng kiến cũng có thể được
xem xét, công nhận.
2.2.6. Ứng dụng phần mềm máy tính đã biết hoặc nghiên cứu, tạo ra và ứng dụng phần
mềm máy tính mới không thuộc đối tượng sáng kiến, vì:
- Phần mềm máy tính là đối tượng được bảo hộ theo pháp luật về Quyền tác giả phù hợp
với nội dung của Chương I, Phần thứ sáu Bộ luật dân sự của Nước CHXHCN Việt Nam;
- Nếu một giải pháp được công nhận là sáng kiến mà nội dung của nó bao gồm ứng dụng
hoặc sáng tạo phần mềm máy tính để thực hiện các công đoạn, thao tác nhất định thì phần mềm
máy tính đó chỉ được coi là một bộ phận của toàn bộ giải pháp đăng ký sáng kiến;
- Với mục đích động viên và khuyến khích, trong trường hợp, giải pháp mà nội dung của
nó liên quan đến ứng dụng phần mềm máy tính đã biết hoặc nghiên cứu, tạo ra phần mềm máy
tính mới nhằm giải quyết nhiệm vụ cụ thể, được áp dụng rộng rãi trong Vietsovpetro và mang
lại hiệu quả kinh tế đạt trên 20.000 đô la Mỹ/năm áp dụng, có thể được xem xét, công nhận;
- Đối với chương trình phần mềm máy tính mới, tác giả có thể làm thủ tục để bảo hộ
Quyền tác giả theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
7
2.3. Không công nhận là sáng kiến đối với những giải pháp dưới đây:
2.3.1. Những giải pháp mà khi sử dụng chúng đã làm giảm chất lượng, độ bền, độ chính
xác của sản phẩm, máy móc, thiết bị, hệ thống, công trình hoặc làm thay đổi một cách bất lợi
đến các chỉ tiêu, định mức kinh tế - kỹ thuật của Vietsovpetro.
2.3.2. Những giải pháp mà khi sử dụng chúng có thể dẫn đến những vi phạm các quy
định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường, ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống, làm việc của
những người lao động.
2.4. Hiệu lực của giải pháp đưa ra trong đơn đăng ký sáng kiến và sáng kiến
2.4.1. Giải pháp đưa ra trong đơn đăng ký sáng kiến không còn hiệu lực xem xét sau 24
tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng kiến được đăng ký tại đơn vị trực thuộc hoặc Vietsovpetro.
2.4.2. Sáng kiến không còn hiệu lực sau 24 tháng kể từ ngày sáng kiến được công nhận,
nhưng đã không được áp dụng thử nghiệm, hoặc sau 12 tháng kể từ ngày sáng kiến được áp
dụng thử nghiệm, nhưng đã không được áp dụng vào sản xuất trong Vietsovpetro.
3. Quy định về thủ tục, trình tự làm, nộp, xem xét
đơn đăng ký sáng kiến và cấp Giấy chứng nhận sáng kiến
3.1. Quy định về thủ tục làm đơn đăng ký sáng kiến
Đơn đăng ký sáng kiến được viết tay hoặc đánh máy bằng tiếng Việt, 1 bản và bằng tiếng
Nga, 1 bản phù hợp với Phụ lục 1. Trong trường hợp, giải pháp đã được áp dụng vào sản xuất
thì Biên bản áp dụng được lập phù hợp với Phụ lục 3.1 và gửi kèm theo đơn hoặc giải pháp đã
được áp dụng thử nghiệm thì Biên bản áp dụng thử nghiệm phải được mô tả chi tiết phù hợp với
Phụ lục 3.3. và được gửi kèm theo đơn.
3.2. Quy định về trình tự nộp và xem xét đơn đăng ký sáng kiến
3.2.1. Đơn đăng ký sáng kiến do tác giả\các đồng tác giả trực tiếp nộp cho bộ phận quản
lý hoạt động sáng kiến của đơn vị để được ghi vào sổ đăng ký sáng kiến của đơn vị đó.
Trong thời hạn 15 ngày sau khi đăng ký, đơn vị nhận đơn phải khẩn trương tổ chức họp
Hội đồng sáng kiến-sáng chế của đơn vị để xem xét, cho ý kiến. Trên cơ sở kết quả cuộc họp
Hội đồng sáng kiến-sáng chế, Lãnh đạo đơn vị xem xét, đưa ra Kết luận hoặc đưa ra Đề nghị
phù hợp với đơn.
3.2.2. Trong thời gian 10 ngày sau khi đơn được xem xét, đơn nêu tại mục 3.2.1 cùng với
Biên bản cuộc họp Hội đồng sáng kiến-sáng chế, Kết luận hoặc Đề nghị của Lãnh đạo đơn vị,
người phụ trách công tác sáng kiến, sáng chế của đơn vị gửi về phòng Kỹ thuật sản xuất
Vietsovpetro.
3.2.3. Tất cả các đơn đăng ký sáng kiến nêu tại mục 3.2.2, Chuyên viên phòng Kỹ thuật
sản xuất Vietsovpetro - Thư ký Hội đồng sáng kiến - sáng chế Vietsovpetro khẩn trương kiểm
tra, xem xét sơ bộ, nếu đơn đầy đủ và hợp lệ theo Quy chế thì ghi vào Sổ đăng ký sáng kiến của
Vietsovpetro.
3.2.4. Tác giả \các đồng tác giả có thể bổ sung và sửa đổi phần lời, hình vẽ, sơ đồ, biểu
bảng tính toán, nhưng không được thay đổi nội dung và bản chất của giải pháp đã đăng ký.
Trong trường hợp muốn thay đổi nội dung và bản chất của giải pháp, tác giả\các đồng tác
giả phải nộp đơn đăng ký mới và ngày nộp đơn được tính từ ngày đăng ký mới phù hợp với
mục 3.2.1, 3.2.2.
3.2.5. Trong thời hạn 01 tháng tính từ ngày đơn được đăng ký, Chuyên viên phòng Kỹ
thuật sản xuất Vietsovpetro - Thư ký Hội đồng sáng kiến-sáng chế Vietsovpetro thực hiện tổ
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
8
chức xem xét đơn theo Quy chế này và tiến hành sọan thảo bản Kết luận về đơn đăng ký sáng
kiến, trình lãnh đạo Vietsovpetro xem xét, phê duyệt và thông báo kết quả xem xét cho tác
giả\các đồng tác giả.
3.2.6. Đối với những giải pháp cần phải bổ sung thêm tài liệu, sửa chữa, áp dụng thử
nghiệm hoặc cần có thêm thời gian xem xét đầy đủ để đưa ra Kết luận chính xác về giải pháp
nêu trong đơn, thời gian xem xét đơn có thể kéo dài, nhưng không vượt quá 6 tháng kể từ ngày
đăng ký. Tác giả\các đồng tác giả sẽ được thông tin về vấn đề đó.
3.2.7. Dự thảo Bản kết luận về đơn đăng ký sáng kiến trình Lãnh đạo Vietsovpetro có
thẩm quyền xem xét, ký duyệt.
3.2.7.1. Dự thảo Bản kết luận trình Chánh kỹ sư Vietsovpetro xem xét, ký duyệt:
a. Đối với những giải pháp đưa ra trong đơn đăng ký sáng kiến, đã được áp dụng vào sản
xuất hoặc đã được áp dụng thử nghiệm có hiệu quả, sau khi xem xét nội dung của giải pháp nêu
trong đơn, các kết luận, ý kiến nhận xét của các đơn vị có liên quan đã đủ cơ sở để đưa ra kết
luận cuối cùng theo Quy chế này, dự thảo Bản kết luận được thực hiện trên cơ sở kết quả xem
xét đơn của Chuyên viên phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro - Thư ký Hội đồng sáng kiến sáng chế Vietsovpetro và Trưởng phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro - Phó chủ tịch Hội
đồng sáng kiến - sáng chế Vietsovpetro hoặc Phó trưởng phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro
- Ủy viên Hội đồng sáng kiến - sáng chế Vietsovpetro;
b. Đối với những giải pháp đưa ra trong đơn đăng ký sáng kiến, chưa được áp dụng vào
sản xuất hoặc chưa được áp dụng thử nghiệm có hiệu quả, hoặc giải pháp có nội dung về mặt kỹ
thuật, công nghệ phức tạp, có giá trị kinh tế dự kiến lớn, sau khi xem xét nội dung của giải pháp
nêu trong đơn, các kết luận, ý kiến nhận xét của các đơn vị có liên quan vẫn chưa đủ cơ sở để
đưa ra kết luận cuối cùng theo Quy chế này, dự thảo Bản kết luận được thực hiện trên cơ sở kết
quả xem xét đơn của Hội đồng sáng kiến - sáng chế Vietsovpetro.
3.2.7.2. Dự thảo Bản kết luận trình Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc thứ Nhất
Vietsovpetro xem xét, phê duyệt:
Đơn đăng ký sáng kiến mà đồng tác giả là Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc thứ
Nhất Vietsovpetro và đơn đăng ký sáng kiến mà tác giả\đồng tác giả là Chánh kỹ sư
Vietsovpetro, các Phó tổng giám đốc Vietsovpetro, Chánh kinh tế Vietsovpetro, Chánh kế toán
Vietsovpetro, dự thảo Bản kết luận được thực hiện theo quy trình tương tự như nội dung nêu tại
điểm a và b mục 3.2.7.1. của Quy chế này.
3.2.7.3. Đối với các đơn đăng ký sáng kiến dưới đây, sau khi được Hội đồng sáng kiếnsáng chế Vietsovpetro xem xét, đưa ra Kết luận công nhận, những tài liệu xem xét cùng với đơn
sẽ được gửi ra Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để xem xét, cho Kết luận cuối cùng:
a. Đơn đăng ký sáng kiến mà tác giả là Tổng giám đốc Vietsovpetro hoặc Phó Tổng giám
đốc thứ Nhất Vietsovpetro;
b. Đơn đăng ký sáng kiến mà nội dung của giải pháp đưa ra đã làm thay đổi thiết kế, sơ
đồ công nghệ, quy trình, quy phạm đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt.
3.2.8. Nếu giải pháp đưa ra trong đơn đăng ký được công nhận là sáng kiến, tác giả\các
đồng tác giả được lãnh đạo có thẩm quyền công nhận sáng kiến cấp Giấy chứng nhận sáng kiến.
Đối với Vietsovpetro, Giấy chứng nhận sáng kiến được cấp phù hợp với mục 3.3 và Phụ lục 2
của Quy chế này.
3.2.9. Nếu giải pháp đưa ra trong đơn đăng ký không được công nhận là sáng kiến, trong
Bản kết luận về đơn đăng ký sáng kiến của Lãnh đạo Vietsovpetro có thẩm quyền ký duyệt phải
nêu rõ lý do từ chối và thông báo cho tác giả\các đồng tác giả.
3.2.10. Đơn đăng ký sáng kiến coi như bị từ chối xem xét, nếu trong thời hạn 6 tháng kể
từ ngày ký Bản kết luận về việc đơn tiếp tục được xem xét mà tác giả\các đồng tác giả không
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
9
nộp thêm những tài liệu bổ sung, sửa chữa đơn, hoặc không thực hiện những yêu cầu nêu trong
Bản kết luận .
3.2.11. Đối với những đơn vị trong Vietsovpetro được trao quyền nêu tại Phần 12 của
Quy chế này, thủ tục và trình tự xem xét đơn và cấp Giấy chứng nhận sáng kiến được thực hiện
phù hợp với mục 12.2.
3.2.12. Sáng kiến sau năm đầu tiên áp dụng có hiệu quả trên 1.000.000 đô la Mỹ (USD)
hoặc có giá trị đặc biệt về mặt xã hội sẽ được làm thủ tục gửi ra Tập đoàn Dầu khí đề nghị xem
xét và công nhận sáng kiến cấp Tập đoàn.
3.3. Quy định về xem xét đơn và cấp Giấy chứng nhận sáng kiến
3.3.1.Giấy chứng nhận sáng kiến đối với đơn đăng ký sáng kiến nêu tại mục 3.2.7.3.a do
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cấp.
3.3.2. Giấy chứng nhận sáng kiến đối với đơn đăng ký sáng kiến nêu tại mục 3.2.7.3.b do
Lãnh đạo Vietsovpetro có thẩm quyền cấp sau khi Vietsovpetro nhận được quyết định công
nhận sáng kiến từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
3.3.3. Giấy chứng nhận sáng kiến đối với đơn đăng ký sáng kiến nêu tại mục 3.2.7.2 do
Tổng giám đốc Vietsovpetro hoặc Phó tổng giám đốc thứ Nhất Vietsovpetro cấp.
3.3.4. Giấy chứng nhận sáng kiến đối với các đối tượng còn lại do Chánh kỹ sư
Vietsovpetro thay mặt Tổng giám đốc Vietsovpetro cấp.
4. Quy định về thủ tục làm, nộp và xem xét đơn xin cấp
Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế và giải pháp hữu ích
4.1. Những khái niệm cơ bản
4.1.1. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình
độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
4.1.2. Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới,
có khả năng áp dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
4.1.3. Sáng chế và giải pháp hữu ích là các đối tượng của sở hữu công nghiệp được Nhà
nước bảo hộ và xác lập quyền sở hữu theo Văn bằng bảo hộ - Bằng độc quyền sáng chế hoặc
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích do cục Sở hữu trí tuệ thuộc bộ Khoa học & Công nghệ Viêt
Nam cấp và là chứng chỉ duy nhất của Nhà nước xác nhận quyền sở hữu đối với sáng chế, giải
pháp hữu ích của chủ Văn bằng bảo hộ, quyền tác giả và có hiệu lực trên toàn lãnh thổ nước
CHXHCN Việt Nam.
- Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn.
Hình thức và nội dung của Văn bằng phù hợp với Phụ lục 5.
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày
nộp đơn. Hình thức và nội dung của Văn bằng phù hợp với Phụ lục 6.
4.2. Các văn bản pháp lý về bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích
Nhà nước Việt Nam bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích theo “Bộ Luật dân sự” được
Quốc hội thông qua ngày 28.10.1995 (Chương II ‘Quyền sở hữu công nghiệp” thuộc phần 6
“Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ” và “Luật Sở hữu trí tuệ” được Quốc hội
thông qua ngày 29.11.2005. Các luật đó được cụ thể hóa bằng một số các văn bản chính sau:
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22.9.2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về Sở hữu công nghiệp”;
- Thông tư của bộ Khoa học và Công nghệ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14.02.2007 về
việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22.9.1996 của Chính phủ;
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
10
- Thông tư số 132/2004/TT-BTC ngày 30.12.2004 của bộ Tài chính “Hướng dẫn việc
thu, nộp và sử dụng phí và lệ phí sở hữu công nghiệp”.
4.3. Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
4.3.1. Đối với sáng chế, giải pháp hữu ích được tạo ra trong khi tác giả\các đồng tác giả
thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc được tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí, phương tiện, tài
liệu, vật chất của Vietsovpetro thì quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và quyền sử
dụng Văn bằng bảo hộ thuộc về Vietsovpetro. Tác giả \các đồng tác giả được ghi tên trong Văn
bằng.
4.3.2. Trong trường hợp, bằng văn bản, Lãnh đạoVietsovpetro từ chối việc nộp đơn xin
cấp Văn bằng bảo hộ, khi đó tác giả\các đồng tác giả của giải pháp đó có toàn quyền tự nộp đơn
xin cấp Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế hoặc giải pháp hữu ích do mình tạo ra và tự lo liệu
mọi thủ tục, chi phí có liên quan. Trong trường hợp này, Giấy xác nhận của Vietsovpetro về
việc từ chối nộp đơn phải được gửi kèm theo đơn xin cấp Văn bằng bảo hộ.
4.4. Thủ tục làm, nộp đơn xin cấp Văn bằng bảo hộ
4.4.1. Những giải pháp được tạo ra theo mục 4.3.1 có khả năng được công nhận là sáng
chế hoặc giải pháp hữu ích, tác giả\các đồng tác giả cần thông báo kịp thời cho phòng Kỹ thuật
sản xuất Vietsovpetro biết để báo cáo và xin ý kiến Lãnh đạo Vietsovpetro. Sau khi có sự đồng
ý của Lãnh đạo Vietsovpetro, tác giả\các đồng tác giả cùng với phòng Kỹ thuật sản xuất
Vietsovpetro khẩn trương tiến hành làm đơn xin cấp Văn bằng bảo hộ.
4.4.2. Trong quá trình xem xét đơn, nếu cục Sở hữu trí tuệ hoặc Đại diện về sở hữu công
nghiệp yêu cầu bổ sung, sửa đổi về hình thức hoặc nội dung đơn, tác giả\các đồng tác giả cùng
với phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro kịp thời thực hiện theo yêu cầu.
4.4.3. Đơn được trình bày bằng tiếng Việt. Hình thức, nội dung các tài liệu của đơn tuân
thủ theo hướng dẫn về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
4.4.4. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ là tập hợp các tài liệu, thể hiện yêu cầu của
người nộp đơn. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ được gửi tới cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ 386
Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Đơn bao gồm các tài liệu chính sau đây:
4.4.4.1. Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Tờ khai yêu cầu cấp Bằng
độc quyền giải pháp hữu ích theo mẫu nêu tại Phụ lục 4.
4.4.4.2. Bản mô tả sáng chế hoặc giải pháp hữu ích - 3 bản, với các nội dung sau:
- Tên sáng chế hoặc giải pháp hữu ích;
- Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập;
- Tình trạng kỹ thuật của sáng chế hoặc giải pháp hữu ích (các giải pháp đã biết);
- Bản chất của sáng chế hoặc giải pháp hữu ích;
- Mô tả vắn tắt các bản vẽ;
- Mô tả chi tiết các phương án thực hiện ưu tiên nhằm chứng minh khả năng áp dụng;
- Những lợi ích có thể đạt được hoặc hiệu quả áp dụng dự kiến;
4.4.4.3. Yêu cầu bảo hộ sáng chế hoặc giải pháp hữu ích - 3 bản;
4.4.4.4. Bản vẽ, sơ đồ - 3 bộ (nếu có);
4.4.4.5. Bản tóm tắt sáng chế hoặc giải pháp hữu ích - 3 bản, trình bày ngắn gọn bản chất
của sáng chế hoặc giải pháp hữu ích (khoảng 150 từ);
4.4.4.6. Giấy xác nhận của Vietsovpetro về việc những người tạo ra sáng chế hoặc giải
pháp hữu ích là những người hiện đang làm việc trong Vietsovpetro - 1 bản;
4.4.4.7. Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn và các công bố đơn theo quy định;
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
11
4.4.5. Trong trường hợp, Vietsovpetro ủy quyền cho Đại diện về sở hữu công nghiệp tiến
hành nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và thực hiện các thủ tục liên quan thì phải có Giấy
ủy quyền của Vietsovpetro cho Đại diện về sở hữu công nghiệp.
4.5. Nhận, xem xét đơn và cấp Văn bằng bảo hộ
4.5.1. Nhận đơn, xét nghiệm hình thức đơn, đăng ký đơn, công bố đơn hợp lệ trên Công
báo Sở hữu công nghiệp, tra cứu xét nghiệm nội dung đơn, ra quyết định công nhận hoặc từ
chối cấp Văn bằng bảo hộ, công bố sáng chế hoặc giải pháp hữu ích, hủy bỏ hoàn toàn, đình chỉ
hiệu lực của Văn bằng bảo hộ do cục Sở hữu trí tuệ thực hiện.
Trong thời hạn 42 tháng đối với sáng chế và 36 tháng đối với giải pháp hữu ích tính từ
ngày nộp đơn hợp lệ, nếu như không có đơn yêu cầu xét nghiệm nội dung sáng chế hoặc giải
pháp hữu ích thì đơn xin cấp Văn bằng bảo hộ đó coi như đã bị hủy.
Xét nghiệm nội dung đơn thực hiện trên cơ sở xét nghiệm nội dung sáng chế hoặc giải
pháp hữu ích. Thời gian xét nghiệm nội dung đơn là 18 tháng đối với sáng chế, 9 tháng đối với
giải pháp hữu ích tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu xét nghiệm nội dung đơn.
4.5.2. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế có thể chuyển đổi thành đơn yêu cầu
cấp Văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích. Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện việc chuyển đổi trong thời
hạn 3 tháng tính từ ngày ra thông báo từ chối cấp Bằng độc quyền sáng chế trên cơ sở có đơn
yêu cầu chuyển đổi và hóa đơn nộp tiền lệ phí chuyển đổi.
4.5.3. Văn bằng bảo hộ có thể bị hủy bỏ hiệu lực hoàn toàn nếu như nó được cấp không
phù hợp với các quy định hiện hành hoặc có thể bị đình chỉ hiệu lực, nếu như việc đóng tiền lệ
phí duy trì hiệu lực của Văn bằng không đúng thời gian quy định.
4.6. Nghĩa vụ của chủ đơn và chủ Văn bằng bảo hộ
4.6.1. Chủ đơn xin cấp Văn bằng bảo hộ:
Đóng nộp đầy đủ các loại phí, lệ phí cho cục Sở hữu trí tuệ hoặc Đại diện về sở hữu công
nghiệp liên quan đến nộp đơn, công bố đơn, xét nghiệm nội dung đơn và dịch vụ phí.
4.6.2. Chủ Văn bằng bảo hộ:
Chi trả tiền thù lao, tiền thưởng khuyến khích phù hợp với Quy chế này và nộp lệ phí
duy trì hiệu lực của Văn bằng bảo hộ theo quy định của Nhà nước.
5. Quy định về việc xác định và phê duyệt lợi ích
áp dụng sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích
5.1. Quy định về thời gian để xác định lợi ích áp dụng
Trong trường hợp, lợi ích áp dụng không thể hiện thành tiền đối với sáng kiến, sáng chế
và giải pháp hữu ích, thì việc xác định không có hiệu quả kinh tế có thể thực hiện ngay sau khi
áp dụng để làm cơ sở trả tiền thù lao.
Trong trường hợp, lợi ích tính ra được thành tiền đối với sáng kiến trong năm đầu tiên áp
dụng và cho mỗi năm áp dụng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích trong suốt thời gian Văn bằng
bảo hộ tương ứng có hiệu lực, thời gian làm cơ sở để tính lợi ích áp dụng được xác định như
sau:
- Năm đầu tiên áp dụng sáng kiến là thời gian trong 12 tháng kể từ ngày bắt đầu áp dụng
vào thực tế được ghi trong Biên bản áp dụng sáng kiến;
- Năm đầu tiên và mỗi năm áp dụng sáng chế và giải pháp hữu ích là thời gian trong 12
tháng lịch kể từ ngày bắt đầu áp dụng vào thực tế của năm đầu tiên và của các năm tiếp theo
được ghi trong Biên bản áp dụng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích.
- Thời gian áp dụng thể hiện trong những trường hợp sau đây:
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
12
+ Nếu được áp dụng liên tục thì tổng thời gian thực tế áp dụng là 12 tháng;
+ Nếu chỉ áp dụng một lần trong năm thì tổng thời gian thực tế áp dụng ít hơn 12 tháng;
+ Nếu áp dụng gián đoạn hoặc áp dụng theo chu kỳ trong năm thì tổng thời gian các lần
áp dụng sẽ là tổng thời gian thực tế áp dụng trong năm đó và ít hơn 12 tháng;
+ Nếu thời gian áp dụng liên tục để tạo ra một đơn vị sản phẩm phải kéo dài trên 12
tháng thì thời gian thực tế để hoàn thành một đơn vị sản phẩm đó sẽ được coi là thời gian của
năm áp dụng.
5.2. Quy định về xác định và phê duyệt lợi ích áp dụng
5.2.1. Phòng Kinh tế - Kế hoạch Vietsovpetro chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc
tính toán, xác định, thỏa thuận và trình Tổng giám đốc Vietsovpetro xem xét, ký phê duyệt lợi
ích áp dụng sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích do Chuyên viên phòng Kỹ thuật
Vietsovpetro - Thư ký Hội đồng sáng kiến - sáng chế Vietsovpetro chuyển đến.
5.2.2. Thời hạn hoàn tất việc thực hiện xác định, phê duyệt lợi ích áp dụng:
a. Đối với lợi ích áp dụng tính được thành tiền, thời hạn tối đa không quá 6 tháng sau khi
kết thúc năm áp dụng đầu tiên sáng kiến, sáng chế hoặc giải pháp hữu ích và trong mỗi năm áp
dụng tiếp theo đối với sáng chế, giải pháp hữu ích phù hợp với quy định về thời gian nêu tại
mục 5.1.
b. Đối với lợi ích áp dụng không thể tính ra được thành tiền (không có hiệu quả kinh tế),
thời hạn tối đa không quá 5 tháng sau khi áp dụng sáng kiến, sáng chế hoặc giải pháp hữu ích
vào thực tế trong năm đầu tiên.
5.2.3. Quy định về trình tự xác định lợi ích áp dụng
5.2.3.1. Đối với sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích, lợi ích áp dụng không thể hiện
bằng tiền, Bản kết luận về không có hoặc không thể tính được hiệu quả kinh tế phải được Chánh
kinh tế Vietsovpetro phê duyệt.
5.2.3.2. Đối với sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích, lợi ích áp dụng tính được thành
tiền (có hiệu quả kinh tế), Bản xác định hiệu quả kinh tế áp dụng, trước khi trình Tổng giám đốc
hoặc Phó tổng giám đốc thứ Nhất Vietsovpetro ký phê duyệt, phải có sự tham gia tính toán của
phòng Tài chính - Kế toán Vietsovpetro, phòng Tổ chức lao động & Tiền lương Vietsovpetro
(nếu có liên quan đến các chi phí về lao động, tiền lương) và có sự thỏa thuận của Chánh kinh tế
Vietsovpetro.
5.2.3.3. Trong tính toán lợi ích áp dụng, hiệu quả kinh tế không được xác định trực tiếp
trên giá trị dầu khí đã khai thác được do áp dụng sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích trong
quá trình khai thác, trừ trường hợp đối với các giải pháp sau khi áp dụng đã làm tăng hệ số thu
hồi dầu và giảm mất mát dầu.
5.2.3.4. Nguyên tắc đánh giá, tính toán lợi ích áp dụng sáng kiến, sáng chế và giải pháp
hữu ích thực hiện phù hợp với Quy chế về tính toán kinh tế hiện hành của Vietsovpetro.
5.2.4. Đối với các đơn vị trong Vietsovpetro được áp dụng Phần 12, việc xác định lợi ích
áp dụng sáng kiến thực hiện phù hợp với mục 12.3 của Quy chế này.
6. Mức tiền chi trả thù lao và trả thưởng khuyến khích
6.1. Mức tiền trả thù lao
6.1.1. Mức tiền trả thù lao cho tác giả\các đồng tác giả sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu
ích mà hiệu quả áp dụng không thể hiện bằng tiền (có lợi ích xã hội mà không có hiệu quả kinh
tế) trong năm đầu tiên áp dụng được xác định trên cơ sở giá trị đạt được của các hệ số quy định
H1, H2, H3, H4 và được tính theo công thức dưới đây:
a. Đối với sáng kiến:
T sk = 4 (H1 x H2 x H3)
(đô la mỹ)
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
b. Đối với sáng chế và giải pháp hữu ích:
T sc&gphi = 10 (H1 x H2 x H3 x H4)
13
(đô la mỹ)
Trong đó: T sk
- Mức tiền chi trả thù lao đối với sáng kiến;
T sc&gphi - Mức tiền chi trả thù lao đối với sáng chế hoặc giải pháp hữu ích và chỉ
thực hiện chi trả đối với năm áp dụng đầu tiên;
H1, H2, H3, H4 - Các hệ số và các giá trị của hệ số để tính toán được nêu trong Phụ
lục 7 kèm theo Quy chế này.
6.1.2. Mức tiền trả thù lao đối với sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích mà lợi ích áp
dụng tính được thành tiền (có hiệu quả kinh tế)
6.1.2.1. Mức tiền chi trả thù lao cho tác giả\các đồng tác giả của sáng kiến mà hiệu quả
áp dụng tính ra được thành tiền (có hiệu quả kinh tế) sau năm áp dụng đầu tiên được xác định
trên cơ sở hiệu quả kinh tế đạt được tính theo lũy tiến từng phần với các tỷ lệ % khác nhau phù
hợp với bảng chỉ dẫn dưới đây:
Tổng hiệu quả kinh tế thu được trong
năm áp dụng đầu tiên (bằng USD)
Từ
Đến
3.000
3001
6.000
6.001
9.000
9.001
12.000
12.001
15.000
15.001
20.000
20.001
25.000
25.001
30.000
30.001
50.000
50.001
100.000
100.001
300.000
300.001
500.000
500.001
1.000.000
1.000.001
Hệ số
(theo %)
13
12
11
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0.5
Mức tiền chi trả
thù lao tối đa
(bằng USD)
390
390 + 360 = 750
750 + 330 = 1.080
1.080 + 300 = 1.380
1.380 + 270 = 1.650
1.650 + 400 = 2.050
2.050 + 350 = 2.400
2.400 + 300 = 2.700
2.700 + 1.000 = 3.700
3.700 + 2.000 = 5.700
5.700 + 6.000 = 11.700
11.700 + 4.000 = 15.700
15.700 + 5.000 = 20.700
20.700 + …
6.1.2.2. Mức tiền trả tiền thù lao cho tác giả\các đồng tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích
đối với mỗi năm áp dụng và thực hiện chi trả trong suốt thời gian Văn bằng bảo hộ có hiệu lực
được tính theo lũy tiến từng phần với các tỷ lệ % khác nhau phù hợp với bảng chỉ dẫn dưới đây:
Tổng hiệu quả kinh tế thu được trong
Hệ số tính
Mức tiền chi trả
năm áp dụng đầu tiên (bằng USD)
(theo %)
thù lao tối đa
(bằng USD)
Từ
Đến
100.000
12
12.000
100.001
150.000
11
12.000 + 5.500 = 17.500
150.001
200.000
10
17.500 + 5.000 = 22.500
200.001
250.000
9
22.500 + 4.500 = 27.000
250.001
300.000
8
27.000 + 4.000 = 31.000
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
350.001
450.001
550.001
650.001
750.000
850.000
950.000
1.000.001
400.000
500.000
600.000
700.000
800.000
900.000
1.000.000
7
6
5
4
3
2
1
0.5
14
31.000 + 3.500 = 34.500
34.500 + 3.000 = 37.500
37.500 + 2.500 = 40.000
40.000 + 2.000 = 42.000
42.000 + 1.500 = 43.500
43.500 + 1.000 = 44.500
44.500 + 500 = 45.000
45.000 + …
6.1.2.3. Mức tiền trả thù lao cho tác giả\các đồng tác giả của sáng kiến, sáng chế và giải
pháp hữu ích mà khi áp dụng làm thay đổi thiết kế đã được duyệt
Những sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích mà khi áp dụng làm thay đổi thiết kế đã
được duyệt, sau khi áp dụng, chi phí thực tế giảm so với chi phí dự toán, số tiền chênh lệch giữa
tổng tiền chi phí theo dự toán đã được duyệt và tổng tiền chi phí thực tế được xác định, trong
trường hợp này:
- Đối với sáng kiến là 20% và đối với sáng chế, giải pháp hữu ích là 40% của tổng số tiền
chênh lệch nêu trên sẽ được coi là số tiền làm lợi do áp dụng.
- Mức tiền trả thù lao được xác định trên cơ sở số tiền làm lợi nêu trên và phù hợp với
các quy định nêu tại mục 6.1.2.1 và 6.1.2.2 của Quy chế này.
6.1.2.4. Mức tiền trả thù lao cho tác giả\các đồng tác giả của sáng chế và giải pháp hữu
ích từ tiền thu được thông qua Hợp đồng mua bán Li-xăng
Trong trường hợp chuyển giao quyền sử dụng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích thông qua
hợp đồng mua bán Li-xăng, sau khi hợp đồng mua bán Li-xăng được thực hiện, số tiền mà
Vietsovpetro thu được, sau khi đã trừ đi các khoản tiền chi phí có liên quan đến sáng chế hoặc
giải pháp hữu ích sẽ được coi là số tiền làm lợi.
- Mức tiền trả thù lao cho tác giả\các đồng tác giả là 15% của số tiền làm lợi nêu trên.
6.1.3. Phân chia tiền trả thù lao cho những người hỗ trợ tác giả\các đồng tác giả
Trong quá trình nghiên cứu tạo ra sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích, trong trường
hợp có sự tham gia của những người hỗ trợ tác giả\các đồng tác giả thì mức tiền trả thù lao cho
những người đó (theo %) từ mục 6.1.1 và 6.1.2 do tác giả\các đồng tác giả tự quyết định phù
hợp với mục 9.1.4 và được thể hiện đầy đủ trong đơn đăng ký sáng kiến.
6.2. Mức tiền trả thưởng khuyến khích
6.2.1. Những đối tượng được xem xét trả thưởng khuyến khích
a. Những người tham gia áp dụng lần đầu phù hợp với mục 9.2 của Quy chế này;
b. Những người tham gia xem xét đơn, viết phản biện, nhận xét, kết luận, phê duyệt cũng
như tham gia tính toán, xác định và phê duyệt hiệu quả áp dụng sáng kiến, sáng chế & giải pháp
hữu ích phù hợp với mục 9.3 của Quy chế này.
6.2.2. Những căn cứ để xem xét xác định mức tiền thưởng khuyến khích
a. Mức độ hiệu quả kinh tế áp dụng đạt được;
b. Căn cứ vào khối lượng và mức độ phức tạp của những công việc cụ thể mà những
người này đã trực tiếp tham gia giải quyết trong quá trình xem xét đơn, áp dụng và tính toán
hiệu quả áp dụng.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
15
6.2.3. Mức tiền trả thưởng khuyến khích cho những người tổ chức và tham gia áp dụng
lần đầu sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích:
- Tổng số tiền thưởng khuyến khích cho những người tham gia áp dụng lần đầu tối đa
đến 40% so với tổng số tiền trả thù lao cho tác giả\các đồng tác giả, trong đó mức tiền trả cho
người cao nhất không vượt quá 50% so với số tiền trả thù lao bình quân của các đồng tác giả.
Mức trả thưởng khuyến khích (theo tỷ lệ %) cho từng người do họ tự phân chia và được thể
hiện trong Phụ lục 3.1 hoặc 3.2 (Biên bản áp dụng).
6.2.4. Mức tiền trả thưởng khuyến khích cho những người tham gia xem xét, phản biện,
phê duyệt cũng như tham gia tính toán, xác định và phê duyệt hiệu quả kinh tế áp dụng sáng
kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích
a. Thực hiện chi trả trong các trường hợp sau:
- Khi ban hành quyết định chi trả tiền thù lao do giám đốc đơn vị ký, đối với hiệu quả
kinh tế áp dụng đạt trên 20.000 USD;
- Khi ban hành quyết định chi trả tiền thù lao do Tổng giám đốc Vietsovpetro ký, đối với
hiệu quả kinh tế áp dụng đạt trên 50.000 USD.
b. Tổng số tiền trả thưởng khuyến khích cho những người nêu trên tối đa không vượt quá
30 % so với tổng số tiền trả thù lao cho tác giả\các đồng tác giả.
6.3. Xem xét, cho ý kiến nhận xét, kết luận về giải pháp đưa ra trong đơn
đăng ký sáng kiến và mức chi trả thù lao
6.3.1. Những đơn mà giải pháp đưa ra trong đơn dưới đây được gửi đến các đơn vị,
phòng ban liên quan trong Vietsovpetro hoặc cá nhân hoặc thành viên trong Hội đồng Khoa học
& Công nghệ Vietsovpetro để lấy ý kiến trước khi Lãnh đạo Vietsovpetro có kết luận hoặc kết
luận cuối cùng về đơn:
- Những đơn đăng ký sáng kiến được đơn vị đăng ký, xem xét, công nhận, nhưng trên cơ
sở Quy chế hiện hành chưa đủ cơ sở để Lãnh đạo Vietsovpetro công nhận & cấp Giấy chứng
nhận sáng kiến;
- Nội dung nêu trong Đơn đăng ký sáng kiến từ các đơn vị đăng ký có liên quan đến hoạt
động hoặc chức năng của đơn vị khác trong Vietsovpetro;
- Đơn đăng ký của CBCNV thuộc Bộ máy điều hành Vietsovpetro.
6.3.2. Đơn được gửi theo thư yêu cầu do Lãnh đạo Vietsovpetro ký gửi Lãnh đạo đơn vị,
phòng ban liên quan trong Vietsovpetro hoặc cá nhân, thành viên trong Hội đồng Khoa học &
Công nghệ Vietsovpetro;
6.3.3. Sau khi nhận được thư yêu cầu, Lãnh đạo đơn vị, phòng liên quan trong
Vietsovpetro hoặc cá nhân, thành viên trong Hội đồng Khoa học & Công nghệ Vietsovpetro
thực hiện xem xét đơn và gửi kết quả xem xét (Bản Nhận xét hoặc Bản Kết luận) bằng văn bản
phù hợp với nội dung yêu cầu, thời gian thực hiện, địa chỉ như đã nêu trong thư yêu cầu;
6.3.4. Mức chi trả thù lao là 30 USD\Nhận xét (đối với cá nhân) và 50 USD\Nhận xét
(đối với đơn vị). Trong trường hợp đơn vị, phòng tổ chức xem xét thì đơn vị đó cần chỉ định
người đại diện cụ thể và được ghi trong văn bản xem xét (họ tên, danh số) để tiện chi trả.
6.3.5. Thực hiện chi trả theo quý và bằng Quyết định của Tổng giám đốc Vietsovpetro
sau khi thực hiện đầy đủ nội dung yêu cầu theo mục 6.3.3.
7. Quy định về trình tự soạn thảo Bản xác định mức tiền
và Quyết định chi trả tiền thù lao, tiền thưởng khuyến khích
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
16
7.1. Người và đơn vị thực hiện
Trong thời gian 01 tháng sau khi nhận được kết quả tính toán lợi ích áp dụng được các
cấp có thẩm quyền Vietsovpetro phê duyệt do phòng Kinh tế - Kế hoạch Vietsovpetro chuyển
đến phù hợp với mục 5.2 của Quy chế này, Chuyên viên phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro Thư ký Hội đồng sáng kiến-sáng chế Vietsovpetro tổ chức thực hiện soạn thảo Bản xác định
mức tiền và Quyết định chi trả tiền thù lao, tiền thưởng khuyến khích phù hợp với quy định của
Quy chế này.
7.2. Bản dự thảo xác định mức tiền chi trả thù lao, tiền thưởng khuyến khích
một lần trình Tổng giám đốc Vietsovpetro ký phê duyệt:
a. Dự thảo bản xác định mức tiền chi trả thù lao cho tác giả\các đồng tác giả thực hiện
dựa trên kết quả thu được do áp dụng, được Lãnh đạo các cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù
hợp với mục 6.1 và đơn đăng ký sáng kiến kèm theo Quy chế này;
b. Dự thảo bản xác định mức tiền chi trả thưởng khuyến khích một lần dựa trên cơ sở
mức tiền thù lao cho tác giả\các đồng tác và phù hợp với mục 6.2, Biên bản áp dụng và những
người thực sự tham gia trong quá trình xem xét đơn, xác định hiệu quả áp dụng;
c. Dự thảo bản xác định mức tiền chi trả thù lao cho tác giả\các đồng tác giả và mức tiền
chi trả thưởng khuyến khích một lần thực hiện trên cùng một văn bản được ký tắt bởi phòng Kỹ
thuật sản xuất Vietsovpetro, phòng Kinh tế-Kế hoạch Vietsovpetro với sự thỏa thuận của Phó
Tổng giám đốc thứ Nhất Vietsovpetro, Chánh kỹ sư Vietsovpetro, Chánh kế toán Vietsovpetro,
Chánh kinh tế Vietsovpetro (đối với các đơn vị: Các phòng & các chức vụ lãnh đạo tương ứng).
7.3. Bản Dự thảo Quyết định về chi trả tiền thù lao, tiền thưởng khuyến khích
trình Tổng giám đốc Vietsovpetro ký
7.3.1. Những tài liệu phải có trong khi soạn thảo Quyết định:
- Đơn đăng ký sáng kiến hoặc đơn xin cấp Văn bằng bảo hộ;
- Bản Kết luận về đơn đăng ký sáng kiến về việc công nhận sáng kiến hoặc Văn bằng bảo
hộ tương ứng;
- Biên bản áp dụng sáng kiến hoặc sáng chế, giải pháp hữu ích phù hợp với Phụ lục 3.1,
3.2, hoặc hợp đồng Li- xăng.
Ngày thực tế đưa vào áp dụng ghi trong biên bản được lập sau khi sáng kiến được công
nhận phải phù hợp với mục 2.2.2 về tính mới của giải pháp khi xem xét công nhận sáng kiến.
Trong trường hợp ngược lại, biên bản đó sẽ không được sử dụng để tính toán hiệu quả áp dụng
và giải pháp được công nhận sáng kiến tương ứng phải bị xem xét lại;
- Bản tính toán hiệu quả kinh tế hoặc Bản xác nhận lợi ích áp dụng không tính được
thành tiền, được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt;
- Bản xác định mức tiền chi trả thù lao, tiền thưởng khuyến khích một lần (nếu có) được
lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp mục 7.2;
7.3.2. Việc chi trả tiền thù lao, tiền thưởng khuyến khích một lần (nếu có) được thực hiện
đồng thời;
7.3.3. Những tài liệu liên quan nêu trên làm cơ sở soạn thảo Quyết định chi trả tiền thù
lao, tiền thưởng khuyến khích (nếu có) do đã nghiên cứu, tạo ra và áp dụng sáng kiến, sáng chế
hoặc giải pháp hữu ích vào sản xuất phải là những tài liệu gốc.
8. Tổ chức áp dụng và thông tin
sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
17
8.1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận sáng kiến, Lãnh đạo đơn vị có liên quan cùng với
tác giả\các đồng tác giả của sáng kiến tiến hành áp dụng sáng kiến đó vào sản xuất và lập Biên
bản áp dụng sáng kiến theo mẫu phù hợp với Phụ lục 3.1 kèm theo Quy chế này.
8.2. Sau khi Vietsovpetro được cấp Văn bằng bảo hộ về sáng chế hoặc giải pháp hữu ích,
Lãnh đạo đơn vị có liên quan cùng với tác giả\các đồng tác giả của sáng chế hoặc giải pháp hữu
ích tiến hành áp dụng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích đó vào sản xuất và lập Biên bản áp dụng
sáng chế hoặc giải pháp hữu ích theo mẫu số phù hợp với Phụ lục 3.2 kèm theo Quy chế này.
8.3. Phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro phối hợp với các đơn vị và các tổ chức đoàn
thể trong Vietsovpetro tìm các biện pháp và hình thức thích hợp để thông tin đến toàn thể
CBCNV làm việc trong Vietsovpetro về nội dung và hiệu quả áp dụng tất cả những sáng kiến,
sáng chế và giải pháp hữu ích áp đã được dụng trong năm.
8.4. Phòng Thông tin Khoa học - Kỹ thuật của viện Nghiên cứu khoa học & Thiết kế
Vietsovpetro:
- Với mục đích nghiên cứu , tạo ra và áp dụng sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích
vào sản xuất, đảm bảo phục vụ cho CBCNV trong toàn Vietsovpetro trong việc nghiên cứu
những sáng chế, giải pháp hữu ích trong nước và trên thế giới đã được công bố về lĩnh vực dầu
khí;
- Thực hiện tra cứu thông tin sáng chế và giải pháp hữu ích theo yêu cầu của CBCNV
phù hợp với quy định hiện hành trong Vietsovpetro.
9. Bảo vệ các quyền liên quan đến sáng kiến, sáng chế,
giải pháp hữu ích và thể lệ nộp, xem xét, giải quyết đơn khiếu nại
9.1. Tiêu chuẩn để xác định tác giả\đồng tác giả
9.1.1. Tác giả của sáng kiến - Là người mà bằng chính sức lao động sáng tạo của mình đã
tạo ra sáng kiến và được Vietsovpetro cấp Giấy chứng nhận sáng kiến.
9.1.2. Các đồng tác giả - là những người bằng chính sức lao động sáng tạo của mình đã
tạo ra sáng kiến và mỗi đồng tác giả được Vietsovpetro cấp Giấy chứng nhận sáng kiến, trong
đó có ghi tên của tất cả các đồng tác giả khác.
- Đồng tác giả được ghi tên đầu tiên trong đơn đăng ký sáng kiến là người đã được tập
thể các đồng tác giả trao quyền và chịu trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đơn
hoặc áp dụng sáng kiến.
9.1.3. Tác giả của sáng chế hoặc giải pháp hữu ích là người tạo ra sáng chế hoặc giải
pháp hữu ích đó. Những người cùng nhau tạo ra sáng chế hoặc giải pháp hũu ích gọi là các đồng
tác giả. Tác giả \các đồng tác giả được ghi tên trong Văn bằng bảo hộ.
9.1.4. Xác định đồng tác giả thông qua mức độ đóng góp công sức tạo ra giải pháp nêu
tại mục 5 của Phụ lục 1 kèm theo Quy chế (Đơn đăng ký sáng kiến - Hợp lý hóa sản xuất).
- Trong thành phần các đồng tác giả, người\những người đóng góp công sức ít nhất phải
không thấp hơn 40% so với người đóng góp nhiều nhất. Trong trường hợp, người\những người
đóng góp công sức thấp hơn 40% so với người đóng góp công sức nhiều nhất sẽ chỉ được coi là
người \những người hỗ trợ tác giả\các đồng tác giả.
9.2. Điều kiện để công nhận là người tổ chức và tham gia áp dụng sáng kiến,
sáng chế và giải pháp hữu ích lần đầu
- Người \những người đã trực tiếp tổ chức, tham gia và chịu trách nhiệm trong việc áp
dụng sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích vào sản xuất lần đầu tiên và được ghi tên cụ thể
trong Biên bản áp dụng tương ứng;
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
18
- Để việc áp dụng sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích nhanh chóng và có hiệu quả,
tác giả và các đồng tác giả phải có trách nhiệm tham gia trong việc áp dụng và sẽ không được
coi là người \những người tham gia áp dụng đầu tiên để hưởng tiền thưởng khuyến khích.
9.3. Điều kiện để công nhận là người tham gia trong việc xem xét đơn và tính
toán hiệu quả kinh tế sau khi áp dụng theo Quy chế
Người\những người đã trực tiếp tham gia hoặc trong phạm vi trách nhiệm của mình đã
tham gia xem xét đơn, tham gia tính toán hiệu quá áp dụng và được ghi trong đơn hoặc tài liệu
kèm theo đơn đăng ký và chỉ áp dụng chi trả thưởng khuyến khích trong các trường hợp sau:
a. Tại các đơn vị trong Vietsovpetro, khi soạn thảo Quyết định chi trả tiền thù lao, tiền
thưởng khuyến khích trình Giám đốc đơn vị ký đối với sáng kiến, sáng chế hoặc giải pháp hữu
ích mà hiệu quả kinh tế sau năm áp dụng đầu tiên đạt trên 20.000 USD;
b. Trong Vietsovpetro, khi soạn thảo Quyết định chi trả tiền thù lao, tiền thưởng khuyến
khích trình Tổng giám đốc Vietsovpetro ký đối với sáng kiến, sáng chế hoặc giải pháp hữu ích
mà hiệu quả kinh tế sau năm áp dụng đầu tiên đạt trên 50.000 USD.
9.4. Quyền của những người liên quan đến sáng kiến, sáng chế và giải pháp
hữu ích
9.4.1. Tác giả \các đồng tác giả có quyền:
- Tham gia thử nghiệm, áp dụng sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích của mình;
- Hưởng các quyền lợi về vật chất và tinh thần nêu trong Mục 10 của Quy chế này;
- Được khiếu nại lên Tổng giám đốc Vietsovpetro khi được trả tiền thù lao không phù
hợp với Quy chế này.
9.4.2. Người\những người nộp đơn đăng ký sáng kiến:
- Có quyền khiếu nại lên Tổng giám đốc Vietsovpetro về việc không đồng ý với lý do từ
chối công nhận giải pháp đưa ra là sáng kiến;
9.4.3. Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ - Vietsovpetro có quyền:
- Được toàn quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc chuyển giao quyền sử dụng
Văn bằng bảo hộ thông qua hợp đồng Li-xăng về sáng chế hoặc giải pháp hữu bằng văn bản.
Hợp đồng Li-xăng nêu trên chỉ có giá trị pháp lý khi nó được đăng ký tại cục Sở hữu trí tuệ Việt
Nam;
- Khiếu nại hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết những vấn
đề liên quan đến cấp Văn bằng bảo hộ hoặc sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích.
9.5. Thể lệ nộp, xem xét và giải quyết đơn khiếu nại
9.5.1. Đơn khiếu nại gửi Tổng giám đốc Vietsovpetro được làm theo mẫu dưới đây:
- Họ và tên người hoặc những người viết đơn;
- Nơi làm việc, chức vụ và địa chỉ liên hệ;
- Nội dung khiếu nại và đề nghị;
- Địa điểm, ngày tháng và ký tên.
9.5.2. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Tổng giám đốc
Vietsovpetro xem xét và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về kết quả xem xét đơn.
9.5.3. Trong quá trình xem xét đơn khiếu nại, người khiếu nại có thể được mời tham gia
vào việc xem xét đơn khiếu nại của mình.
9.5.4. Trong trường hợp, người khiếu nại không đồng ý với kết quả xem xét của Tổng
giám đốc Vietsovpetro, có quyền gửi đơn khiếu nại lên Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam đề nghị xem xét, giải quyết. Quyết định của Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
sẽ là Quyết định cuối cùng về nội dung khiếu nại.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
19
10. Những biện pháp khuyến khích phong trào nghiên cứu, tạo ra
và áp dụng sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
10.1. Người\những người đã tham gia nghiên cứu, tạo ra và áp dụng sáng kiến, sáng chế
và giải pháp hữu ích được hưởng về vật chất phù hợp với mục 6 của Quy chế này.
10.2. Trên cơ sở xem xét kết quả Cuộc thi tuyển lựa về sáng kiến, sáng chế và giải pháp
hữu ích hàng năm, Hội đồng sáng kiến - sáng chế Vietsovpetro đề nghị lên Tổng giám đốc
Vietsovpetro chi trả thưởng khuyến khích bằng tiền cho những tập thể đơn vị đoạt Giải và các
cá nhân có thành tích xuất sắc, thành tích tốt, những cá nhân tích cực trong phong trào.
Ngoài ra, tại các Hội nghị tổng kết phong trào thi đua, Hội đồng sáng kiến - sáng chế
Vietsovpetro đề nghị lên Tổng giám đốc Vietsovpetro khen thưởng khuyến khích bằng tiền và
trao tặng Giấy khen cho các tập thể và các cá nhân có nhiều thành tích.
Tùy theo thành tích xuất sắc đạt được, Tổng giám đốc Vietsovpetro có thể đề nghị lên
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và bộ Công thương khen thưởng và tặng Bằng khen.
10.3. Các đơn vị trong Vietsovpetro khi xem xét nâng bậc, nâng chức danh, đào tạo,
nâng cao trình độ cần ưu tiên đối với những người có nhiều thành tích trong lĩnh vực hoạt động
sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích.
10.4. BCH Công đoàn Phía VN, Phía Nga và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong
Vietsovpetro, ngoài việc có quyền phối hợp với các tổ chức chính quyền tương ứng thực hiện
các biện pháp nhằm thúc đẩy phong trào, khi xem xét cử người đi thăm quan, du lịch, nghỉ mát
hàng năm cần xét đến tiêu chuẩn về kết quả hoạt động sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích
hoặc ưu tiên đối với những người có nhiều thành tích trong phong trào nêu trên.
10.5. Nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác về lĩnh vực hoạt động sáng kiến,
sáng chế và giải pháp hữu ích trong các đơn vị cũng như trong toàn Vietsovpetro, Lãnh đạo
Vietsovpetro và lãnh đạo các đơn vị cần quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ về lĩnh
vực quản lý, tổ chức công việc của hoạt động nêu trên.
11. Tổ chức thực hiện công tác sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích và
quy định những nhiệm vụ đối với các phòng, ban, đơn vị Vietsovpetro
11.1. Những quy định chung
11.1.1. Chánh kỹ sư Vietsovpetro là người chịu trách nhiệm chỉ đạo chung các hoạt động
sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích trong toàn Vietsovpetro.
11.1.2. Phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, tham
mưu toàn diện cho Chánh Kỹ sư Vietsovpetro trong công tác chỉ đạo và kiểm tra trong việc thực
hiện về tổ chức công tác hoạt động sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích trong toàn
Vietsovpetro.
11.1.3. Hội đồng sáng kiến - sáng chế của Vietsovpetro với thành phần được bổ nhiệm
bằng Quyết định của Tổng giám đốc Vietsovpetro là bộ phận tư vấn cao nhất cho Tổng giám
đốc Vietsovpetro trong việc tổ chức, phát triển hoạt động sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu
ích.
11.1.3.1. Thành phần của Hội đồng:
- Chủ tịch: Chánh kỹ sư Vietsovpetro;
- Các phó chủ tịch: - Phó tổng giám đốc Vietsovpetro;
- Trưởng phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro;
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
20
- Các ủy viên, bao gồm: Chánh kinh tế Vietsovpetro, Phó phòng Kỹ thuậtt sản xuất
Vietsovpetro (phía Nga), Chánh kế toán Vietsovpetro, Trưởng phòng Kinh tế - Kế hoạch
Vietsovpetro, Trưởng phòng Tổ chức lao động & Tiền lương Vietsovpetro;
- Ủy viên - Thư ký Hội đồng: Chuyên viên phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro;
- Đại diện BCH Công đoàn Phía VN và phía Nga trong Vietsovpetro (theo thỏa thuận);
- Đại diện BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong Vietsovpetro (theo thỏa thuận);
Nhiệm vụ cụ thể đối với các Thành viên do Hội đồng phân công.
11.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng:
- Thông qua những biện pháp tổ chức, dự toán kinh phí cấp cho công tác hoạt động sáng
kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích cũng như kiểm tra việc thực hiện chúng nhằm không ngừng
phát triển công tác sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích trong toàn Vietsovpetro;
- Xem xét những giải pháp đăng ký sáng kiến nêu tại các mục 3.2.7.1.b, 3.2.7.3 của Quy
chế này;
- Xem xét những đơn khiếu nại, những tranh chấp, kiến nghị liên quan đến sáng kiến,
sáng chế và giải pháp hữu ích;
- Xem xét và thông qua kết quả Cuộc thi tuyển lựa hàng năm đối với cá nhân, tập thể
đơn vị trên cơ sở kết quả đạt được trong hoạt động sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích hàng
năm và đề xuất những mức thưởng khuyến khích cho những cá nhân, tập thể đơn vị đoạt giải.
- Xem xét nội dung và dự kiến những chi phí cần thiết cho việc tổ chức Hội nghị, Hội
thảo chuyên đề về sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích hàng năm;
11.1.3.3. Trong những trường hợp cần thiết, bất kỳ một chuyên gia nào của Vietsovpetro
cũng đều có thể được mời tham dự vào công việc của Hội đồng.
11.1.3.4. Trong những trường hợp xem xét đơn đăng ký sáng kiến có nội dung phức tạp
hoặc đơn khiếu nại, để làm rõ vấn đề, tác giả hoặc đại diện các đồng tác giả của đơn cũng có thể
được mời tham gia cuộc họp của Hội đồng.
11.1.3.5. Hội đồng tổ chức họp theo yêu cầu và mức độ cần thiết của công việc nhưng
không ít hơn một lần trong quý.
11.1.3.6. Quyền lợi đối với các thành viên Hội đồng sáng kiến - sáng chế Vietsovpetro
a. Thành viên Hội đồng gồm 9 người
b. Mức tiền phụ cấp đối với các thành viên Hội đồng như sau:
- Chủ tịch Hội đồng: 150 USD\tháng;
- Phó chủ tịch và Thư ký Hội đồng: 120 USD\người\tháng;
- Các Ủy viên Hội đồng: 100 USD\người\tháng.
c. Thực hiện theo quý và chi trả bằng Quyết định do Tổng giám đốc Vietsovpetro ký.
11.2. Nhiệm vụ các phòng thuộc Bộ máy điều hành, các đơn vị Vietsovpetro
11.2.1. Phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro:
- Tổ chức hướng dẫn cho các phòng và các đơn vị trong Vietsovpetro về thực hiện nội
dung của Quy chế này;
- Giúp đỡ về mặt phương pháp, thủ tục cho CBCNV trong việc làm đơn đăng ký sáng
kiến, làm đơn xin cấp Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế hoặc giải pháp hữu ích;
- Hoàn thiện các thủ tục của đơn, nộp đơn và theo dõi quá trình xem xét các đơn xin cấp
Văn bằng bảo hộ;
- Tổ chức lấy ý kiến, Nhận xét hoặc đánh giá về giải pháp nêu ra trong đơn nêu ra trong
đơn đăng ký sáng kiến;
- Làm thủ tục gửi ra Tập đoàn Dầu khí Việt Nam những đơn đăng ký sáng kiến phù hợp
với mục 3.2.7.3 của Quy chế này và theo dõi quá trình xem xét đơn;
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
21
- Soạn thảo Bản kết luận về đơn đăng ký sáng kiến trình Lãnh đạo Vietsovpetro có thẩm
quyền phê duyệt;
- Soạn thảo Giấy chứng nhận sáng kiến trình Lãnh đạo Vietsovpetro có thẩm quyền ký;
- Kịp thời gửi về phòng Kinh tế - Kế hoạch Vietsovpetro đơn đăng ký sáng kiến, đơn
được cấp Văn bằng bảo hộ đã đủ điều kiện để thực hiện xác định lợi ích áp dụng;
- Soạn thảo và trình lãnh đạo Vietsovpetro phê duyệt, ký các Văn bản nêu tại mục 7 của
Quy chế này;
- Cùng với các tổ chức Công đoàn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong Vietsovpetro tổ
chức các Hội thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị của Vietsovpetro trong lĩnh
vực hoạt động sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích;
- Trong thời gian 10 ngày sau khi kết thúc quý I, quý II, quý III và kết thúc năm, lập Báo
cáo hoặc Thông báo về kết quả hoạt động sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích Vietsovpetro
theo thời gian tương ứng để phục vụ báo cáo sản xuất chung của Vietsovpetro và tổng kết
phong trào thi đua XHCN trong Vietsovpetro, gửi về phòng Kinh tế - Kế hoạch và phòng Tổ
chức lao động & Tiền lương Vietsovpetro các Báo cáo hoặc Thông báo nêu trên;
- Lập và chuyển đến phòng Kinh tế - Kế hoạch Vietsovpetro Dự toán kinh phí cấp cho
công tác hoạt động sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích hàng năm. Khi lập Dự toán chi phí,
cần tính đến các khoản chi phí dự toán sau:
+ Tiền trả thù lao, thưởng khuyến khích;
+ Tiền thưởng cho các cá nhân và các đơn vị đoạt giải trong Cuộc thi tuyển lựa về hoạt
động sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích hàng năm;
+ Chi phí tổ chức các Hội nghị trong Vietsovpetro và những Hội thảo trao đổi kinh
nghiệm giữa các đơn vị về hoạt động sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích;
+ Các loại lệ phí, dịch vụ phí đối với các đơn xin cấp Văn bằng bảo hộ và các lệ phí để
duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ theo quy định;
- Soạn thảo, trình Tổng giám đốc Vietsovpetro ký Quyết định về thành lập Hội đồng
sáng kiến, sáng chế của Vietsovpetro cũng như về bổ sung, thay đổi thành phần của Hội đồng;
- Tổ chức, chuẩn bị chương trình nghị sự các buổi họp Hội đồng sáng kiến, sáng chế.
- Kiểm tra, đánh giá và báo cáo lãnh đạo Vietsovpetro về việc thực hiện Quy chế này;
- Nghiên cứu, đề xuất để đưa vào Quy chế này những thay đổi và bổ sung phù hợp;
- Theo dõi, tổng hợp, đánh giá và trong thời gian 05 ngày đầu của hàng quý, soạn thảo và
trình Tổng giám đốc Vietsovpetro ký các Quyết định về việc chi trả các khoản tiền nêu tại các
mục 6.3.4., 11.1.3.6 và 12.8.4. đối với quý trước đó;
- Tổ chức Hội nghị tổng kết về lĩnh vực hoạt động sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu
ích Vietsovpetro, 3 năm\lần;
- Tổ chức và chủ động tham gia Hội thi sáng tạo ngành Dầu khí Việt Nam, VIFOTEC
toàn quốc và Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Đối với những đơn đăng ký xin cấp Văn bằng độc quyền đối với sáng chế hoặc giải
pháp hữu ích, trong điều kiện cần thiết có thể đăng ký lên cục Sở hữu trí tuệ qua Tập đoàn;
- Soạn thảo, trình Hội đồng sáng kiến - sáng chế Vietsovpetro “Tiêu chuẩn đánh giá và
tính điểm” về xem xét Cuộc thi tuyển lựa sáng kiến - sáng chế hàng năm;
- Trước ngày 15.10 hàng năm thực hiện và gửi lên Tập đoàn Dầu khí “Báo cáo tổng kết
công tác sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích” hàng năm phù hợp với Điều 19 của “Quy
chế Quản lý hoạt động sáng kiến, sáng chế” ngày 17.02.2011 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
11.2. 2. Phòng Kinh tế - Kế hoạch Vietsovpetro
11.2.2.1. Gửi về phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro những kết quả xác định lợi ích áp
dụng phù hợp với quy định tại mục 5.2. của Quy chế này.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
22
11.2.2.2. Khi tính toán hiệu quả kinh tế do áp dụng sáng kiến, sáng chế hoặc giải pháp
hữu ích, phòng Kinh tế - Kế hoạch Vietsovpetro có quyền thỏa thuận với các phòng thuộc Bộ
máy điều hành Vietsovpetro những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, công nghệ, khối lượng công
việc, các chi phí, đơn giá, vật tư kỹ thuật.
- Để phục vụ cho việc xác định lợi ích áp dụng kịp thời và chính xác, phòng Kinh tế - Kế
hoạch Vietsovpetro có quyền yêu cầu tác giả\các đồng tác giả hoặc các đơn vị, bộ phận liên
quan cung cấp những tài liệu, số liệu cần thiết.
11.2.2.3. Việc xác định lợi ích áp dụng sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích thực
hiện chậm trễ theo thời hạn quy định nêu tại mục 5.2.1 do có những vấn đề vướng mắc, phòng
Kinh tế - Kế hoạch Vietsovpetro kịp thời báo cáo chi tiết bằng văn bản cho Chủ tịch Hội đồng
sáng kiến, sáng chế Vietsovpetro xem xét và có hướng giải quyết.
11.2.2.4. Hướng dẫn về phương pháp tính toán hiệu quả áp dụng cho các bộ phận kinh tế
của các đơn vị Vietsovpetro, xác định lợi ích áp dụng dự kiến cũng như lợi ích thực tế sau khi
áp dụng sáng kiến, sáng chê và giải pháp hữu ích.
11.2.2.5. Tổng hợp và trình duyệt Dự toán kinh phí cấp cho công tác hoạt động sáng
kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích được cân đối trong Kế hoạch tài chính của Vietsovpetro
hàng năm. Kinh phí cho công tác hoạt động sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích được lấy
từ “ Chi phí sản xuất ” của Vietsovpetro.
11.2.2.6. Tham gia tính toán tiền làm lợi phù hợp với mục 12.3.2 của Quy chế này;
11.2.2.7. Tham gia công việc phù hợp với mục 13 của Quy chế này.
11.2.3. Phòng Tài chính - Kế toán Vietsovpetro
11.2.3.1. Tham gia trong việc tính toán, xác định hiệu quả kinh tế do áp dụng sáng kiến,
sáng chế và giải pháp hữu ích phù hợp với các mục 5.2.3.2 và 12.3.2 của Quy chế này.
11.2.3.2. Chi trả kịp thời tiền thù lao, các loại tiền thưởng khuyến khích.
11.2.3.3. Kiểm tra, theo dõi việc các đơn vị của Vietsovpetro chi trả tiền thù lao và các
loại tiền thưởng khuyến khích phù hợp Quy chế này.
11.2.3.4. Chi trả các loại lệ phí, dịch vụ phí đối với đơn xin cấp Văn bằng bảo hộ sáng
chế hoặc giải pháp hữu ích và lệ phí để duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ theo quy định.
11.2.3.5. đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển lãm và các chi
phí khác liên quan đến hoạt động sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích.
11.2.3.6. Hàng năm chủ trì сông việc phù hợp với các mục 13 của Quy chế này.
11.2.4. Phòng Tổ chức Lao động & Tiền lương Vietsovpetro
- Khi tổng kết phong trào thi đua Xã hội chủ nghĩa trong Vietsovpetro, sử dụng kết quả
tổng kết đạt được trong phong trào hoạt động sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích của các
cá nhân và tập thể đơn vị trong toàn Vietsovpetro như một chỉ tiêu để xem xét thi đua khen
thưởng hàng năm.
- Tham gia trong việc tính toán, xác định lợi ích áp dụng sáng kiến, sáng chế và giải pháp
hữu ích mà hiệu quả kinh tế có liên quan đến các chi phí về lao động, tiền lương phù hợp với
các mục. 5.2.3.2 và 12.3.2 của Quy chế này.
11.2.5. Những nhiệm vụ chung đối với các phòng Bộ máy điều hành Vietsovpetro:
- Trong thời hạn 10 ngày sau khi nhận được thư của Lãnh đạo Vietsovpetro về việc xem
xét đơn đăng ký sáng kiến, lãnh đạo phòng cần kịp thời xem xét, soạn thảo và gửi về phòng Kỹ
thuật sản xuất Vietsovpetro bản nhận xét hoặc bản kết luận về giải pháp đăng ký sáng kiến.
Nội dung Bản nhận xét trên cần phải thể hiện được tính mới, tính thích hợp, khả năng áp dụng
trong điều kiện của Vietsovpetro, lợi ích áp dụng dự kiến và những đề nghị cụ thể.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
23
11.2. 6. Những nhiệm vụ chung đối với các đơn vị sản khối sản xuất Vietsovpetro
11.2.6.1. Phân công lãnh đạo đơn vị mình phụ trách, chỉ đạo tổ chức công tác hoạt động
sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích và triển khai những việc chính sau đây:
- Cụ thể hoá tổ chức công tác hoạt động sáng kiến phù hợp với Quy chế này;
- Chỉ định bộ phận phụ trách về công tác quản lý hoạt động trên;
- Thành lập Hội đồng sáng kiến - sáng chế của đơn vị mình;
- Cùng với tổ chức Công đoàn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức phát động, hướng
dẫn và động viên CBCNV đơn vị mình tham gia tích cực vào các hoạt động sáng kiến và tổ
chức Hội thảo chuyên đề về hoạt động sáng kiến;
- Lập kế hoạch, tổ chức thử nghiệm, áp dụng sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích và
theo dõi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;
- Đảm bảo xem xét kịp thời để đưa ra Kết luận về đơn đăng ký sáng kiến của đơn vị khác
trong Vietsovpetro mà nội dung của nó liên quan đến hoạt động sản xuất của đơn vị mình;
- Gửi về phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro những tài liệu sau đây:
+ Trước ngày 25 tháng 12 hàng năm, Bản kế hoạch chi tiết về đề tài đăng ký sáng kiến
đã được lãnh đạo đơn vị phê duyệt cho năm sau;
+ Quyết định về việc thành lập, bổ sung, sửa đổi thành phần Hội đồng sáng kiến;
- Tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động sáng kiến - sáng chế của đơn vị hàng năm.
Khoản tiền chi cho đơn vị để tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động sáng kiến - sáng chế
hàng của đơn vị chỉ được Hội đồng sáng kiến - sáng chế Vietsovpetro xem xét, đề xuất đối với
những đơn vị đoạt từ giải Ba trở lên và đơn vị lần đầu tiên đoạt giải, với giải Khuyến khích về
Cuộc thi tuyển lựa về sáng kiến - sáng chế Vietsovpetro trong năm đó.
11.2.6.2. Viện Nghiên cứu khoa học & Thiết kế Vietsovpetro, ngoài những nhiệm vụ
chung nêu tại mục 11.2.6.1, trong trường hợp cần thiết, sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo các tài
liệu thiết kế phục vụ cho việc áp dụng các sáng kiến, sáng chế và giải pháp hữu ích.
12. Quy định về giao một số quyền cho đơn vị Vietsovpetro
trong việc xem xét, xác định lợi ích áp dụng và chi trả
tiền thù lao, tiền thưởng khuyến khích đối với sáng kiến
12.1. Điều kiện để đơn vị được giao quyền
Trên cơ sở kết quả thu được của đơn vị trong những năm qua về công tác hoạt động sáng
kiến, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động cũng như vai trò, trách nhiệm của người
lãnh đạo đơn vị trong công tác tổ chức, phát triển hoạt động này, Tổng giám đốc Vietsovpetro
xem xét, ban hành Quyết định về việc giao một số quyền cho đơn vị trong việc xem xét, xác
định lợi ích áp dụng và chi trả tiền thù lao, thưởng khuyến khích đối với sáng kiến.
Việc ban hành Quyết định của Tổng giám đốc Vietsovpetro về việc trao một số quyền
nêu trên cho đơn vị dựa trên những cơ sở sau đây:
a. Đơn vị có phong trào hoạt động sáng kiến tốt cả về số lượng và chất lượng, đều đặn và
được Hội đồng sáng kiến, sáng chế của Vietsovpetro xem xét, công nhận và đề nghị Tổng giám
đốc Vietsovpetro ban hành Quyết định;
b. Đơn vị có số tài khoản riêng.
12.2. Quy định về việc xem xét đơn đăng ký sáng kiến
12.2.1. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận đơn đăng ký sáng kiến, đơn vị phải tổ
chức xem xét đơn phù hợp với Quy chế này. Bản kết luận công nhận hay từ chối hoặc Bản đề
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
24
nghị đưa ra do lãnh đạo đơn vị có thẩm quyền phê duyệt hoặc đề nghị trên cơ sở kết quả xem
xét đơn của Hội đồng sáng kiến của đơn vị và được quy định như sau:
a. Bản kết luận về công nhận hoặc từ chối sáng kiến đối với những đơn mà nội dung của
giải pháp đưa ra chỉ liên quan đến hoạt động sản xuất của đơn vị mình do giám đốc đơn vị xem
xét, phê duyệt.
b. Bản đề nghị công nhận hoặc từ chối sáng kiến đối với những đơn:
- Nội dung của giải pháp đưa ra trong đơn liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của
đơn vị khác trong hoặc ngoài Vietsovpetro.
- Nội dung của giải pháp đưa ra trong đơn làm thay đổi thiết kế, quy trình đã được
Vietsovpetro, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam hoặc các nhà thiết kế khác phê duyệt;
- Đơn đăng ký mà đồng tác giả là lãnh đạo Vietsovpetro, tác giả là giám đốc của đơn vị.
12.2.2. Tất cả những đơn đăng ký sáng kiến nêu tại mục 12.2.1, sau khi được đơn vị xem
xét phải được kịp thời gửi về phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro theo mục 3.2.
Việc tổ chức xem xét, cấp Giấy chứng nhận sáng kiến được thực hiện như sau:
a. Đối với trường hợp nêu tại mục 12.2.1.(a), trong thời hạn 15 ngày sau khi nhận được
đơn đăng ký sáng kiến cùng kết quả xem xét do đơn vị gửi đến, trên cơ sở những tài liệu đã có,
đáp ứng đủ yêu cầu để công nhận sáng kiến, chuyên viên phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro
- Thư ký Hội đồng sáng kiến - sáng chế Vietsovpetro cùng Phó Chủ tịch Hội đồng sáng kiến,
sáng chế Vietsovpetro xem xét, đưa ra kết luận, trình Chánh kỹ sư Vietsovpetro xem xét, phê
duyệt và cấp Giấy chứng nhận sáng kiến.
Trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận sáng kiến, Chánh kỹ sư Vietsovpetro có
văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối.
b. Đối với trường hợp nêu tại mục 12.2.1.(b), đơn đăng ký sáng kiến sẽ được xem xét
trình tự phù hợp với các quy định nêu tại mục 3.2 của Quy chế này.
12.2.3. Sau khi Giấy chứng nhận sáng kiến được Lãnh đạo Vietsovpetro cấp, đối với
những đơn đăng ký sáng kiến mà tác giả hoặc tất cả các đồng tác giả là người của đơn vị và sẽ
được tổ chức áp dụng tại đơn vị đó thì các đơn đó được gửi trả lại đơn vị tương ứng để tổ chức
áp dụng vào sản xuất, xác định lợi ích áp dụng và làm thủ tục chi trả tiền thù lao, tiền thưởng
khuyến khích.
12.3. Quy định về xác định và phê duyệt lợi ích áp dụng
12.3.1. Đối với những sáng kiến mà lợi ích áp dụng không tính được thành tiền hoặc
những sáng kiến mà lợi ích áp dụng tính được thành tiền (có hiệu quả kinh tế) đến 50.000 USD,
Bản xác nhận về không có hiệu quả kinh tế hoặc Bản tính toán hiệu quả kinh tế áp dụng do
Giám đốc đơn vị ký phê duyệt.
12.3.2. Đối với những sáng kiến mà hiệu quả kinh tế áp dụng đạt trên 50.000 USD do
Tổng Giám đốc Vietsovpetro hoặc Phó Tổng giám đốc thứ Nhất Vietsovpetro phê duyệt trên cơ
sở đề nghị của Giám đốc đơn vị với sự thỏa thuận của phòng Kinh tế - Kế hoạch, phòng Tài
chính - Kế toán, phòng Tổ chức Lao động & Tiền lương (nếu có liên quan đến các chi phí về
lao động, tiền lương) và Chánh kinh tế của Vietsovpetro.
12.3.3. Nguyên tắc, trình tự và thời gian xác định lợi ích áp dụng thực hiện phù hợp với
quy định liên quan nêu tại mục 5.2. của Quy chế này.
12.4. Quy định về xác định, phê duyệt mức tiền trả thù lao, tiền thưởng
khuyến khích
- Thực hiện theo những quy định tương ứng theo các mục 6, 7, 9 của Quy chế này trên
cơ sở lợi ích áp dụng đã được phê duyệt nêu tại mục 12.3.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
25
12.5. Dự thảo quyết định trả thưởng trình giám đốc đơn vị ký
- Dự thảo quyết định trên thực hiện phù hợp với những nội dung tương ứng nêu tại mục
7.3. của Quy chế này.
12.6. Những biện pháp để đánh giá, nâng cao hiệu quả hoạt động sáng kiến
của đơn vị
12.6.1. Hàng năm tổ chức hội nghị về tổng kết hoạt động sáng kiến, sáng chế và giải
pháp hữu ích cũng như và hội thảo chuyên đề về sáng kiến, kịp thời báo cáo cho Chủ tịch Hội
đồng sáng kiến - sáng chế Vietsovpetro.
12.6.2. Trước ngày 15.10 hàng năm, lập và gửi về phòng Kỹ thuật sản xuất Vietsovpetro
Dự toán chi phí cho tổ chức Hội thảo chuyên đề hoặc Hội nghị về hoạt động sáng kiến, sáng chế
và giải pháp hữu ích trong năm sau.
12.6.3. Trong thời hạn 5 ngày sau khi kết thúc quý, năm, gửi về phòng Kỹ thuật sản xuất
Vietsovpetro Báo cáo kết quả và đánh giá về hoạt động sáng kiến trong quý và năm trước đó.
12.7. Thông báo về việc chi trả thù lao, thưởng khuyến khích sáng kiến
Trong thời hạn 5 ngày sau khi ban hành Quyết định chi trả tiền, đơn vị gửi về phòng Kỹ
thuật sản xuất Vietsovpetro bản sao Quyết định chi trả tiền kèm theo bản sao các tài liệu sau:
- Bản kết luận của Vietsovpetro về đơn đăng ký sáng kiến (Bản kết luận về công nhận);
- Biên bản áp dụng sáng kiến phù hợp mục 7.3.1 và Phụ lục 3.1 của Quy chế này;
- Bản tính toán hiệu quả kinh tế hoặc Bản kết luận về không có hiệu quả kinh tế;
- Bản tính toán, xác định mức tiền trả thù lao cho tác giả\các đồng tác giả;
- Bản tính toán, xác định mức tiền trả thưởng khuyến khích (nếu có).
12.8. Thành lập Hội đồng sáng kiến sáng chế của đơn vị
12.8.1. Hội đồng sáng kiến - sáng chế của đơn vị thực hiện công tác tham mưu toàn diện
cho lãnh đạo đơn vị trong lĩnh vực hoạt động sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích.
12.8.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể do giám đốc đơn vị quyết định.
12.8.3. Thành phần Hội đồng gồm những người đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao
với số lượng 5 người.
12.8.4. Mức chi trả tiền phụ cấp đối các thành viên của Hội đồng đơn vị như sau:
- Chủ tịch Hội đồng: 100 USD\tháng
- Phó chủ tịch và Thư ký Hội đồng: 75 USD\người\tháng
- Các Ủy viên Hội đồng: 50 USD\người\tháng
12.8.5. Hội đồng tổ chức họp theo yêu cầu và mức độ cần thiết của công việc nhưng
không ít hơn một lần trong tháng.
12.8.6. Thực hiện theo quý và chi trả bằng Quyết định do Giám đốc đơn vị ký sau khi có
Quyết định chung của Tổng giám đốc Vietsovpetro.
12.8.7. Những đơn vị không có hoạt động sáng kiến hoặc có hoạt động, nhưng ở mức
yếu kém trong thời gian tương ứng theo đánh giá của Hội đồng sáng kiến - sáng chế
Vietsovpetro trên cơ sở thực tế, khoản tiền trợ cấp cho các thành viên Hội đồng sáng kiến - sáng
chế của đơn vị đó sẽ không được chi trả.
12.9. Trách nhiệm của Lãnh đạo đơn vị
12.9.1. Lãnh đạo các đơn trong Vietsovpetro có trách nhiệm tìm mọi biện pháp nhằm
thúc đẩy phong trào hoạt động sáng kiến-sáng chế của đơn vị mình với hiệu quả cao.
12.9.2. Lãnh đạo đơn vị có trách nhiệm chi trả các khoản tiền phù hợp với những quy
định trong Quy chế này và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Vietsovpetro về sai phạm
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
26
trong việc thực hiện xác định hiệu quả áp dụng và chi trả tiền thù lao, tiền thưởng khuyến khích
và các khoản tiền khác theo Quy chế này.
12.9.3. Lãnh đạo đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Vietsovpetro về không có
hoạt động hoặc hoạt động yếu kém trong lĩnh vực hoạt động sáng kiến của đơn vị mình.
13. Kiểm tra việc thực hiện Quy chế
13.1. Hàng năm tổ chức hội đồng để kiểm tra việc thực hiện Quy chế, báo cáo Hội đồng
sáng kiến - sáng chế Vietsovpetro và trong trường hợp cần thiết báo cáo Tổng giám đốc
Vietsovpetro về tính xác thực trong việc tính toán hiệu quả kinh tế áp dụng sáng kiến, sáng chế
và giải pháp hữu ích, mức chi trả tiền thù lao, tiền thưởng khuyến khích do các phòng và các
đơn vị Vietsovpetro thực hiện được nêu trong các mục 5, 6, 7, 11, 12.3 của Quy chế này.
13.2. Phòng Kế toán - Tài chính Vietsovpetro tổ chức và chủ trì công việc nêu trong mục
13.1. Quy chế này.
14. Điều khoản thi hành
14.1. Quy chế này thay cho “Quy chế về tổ chức công tác hoạt động sáng kiến, sáng chế
và giải pháp hữu ích trong XNLD “Vietsovpetro”, phê duyệt ngày 18. 01.2001 và các Bổ sung,
sửa đổi của nó.
14.2. Trong quá trình thực hiện Quy chế, mọi cá nhân và lãnh đạo đơn vị trong
Vietsovpetro đều có quyền gửi văn bản góp ý tới Hội đồng sáng kiến - sáng chế của
Vietsovpetro về những điểm chưa hợp lý hoặc những quy định chưa cụ thể trong việc thực hiện.
Hội đồng sáng kiến - sáng chế của Vietsovpetro có trách nhiệm tổng hợp, xem xét và trình Tổng
giám đốc Vietsovpetro những đề xuất hợp lý cần bổ sung hoặc sửa đổi.
14.3. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Tổng giám đốc Vietsovpetro ký phê
duyệt. Chỉ có Tổng giám đốc Vietsovpetro mới có quyền ra Quyết định về việc bổ sung, sửa đổi
những nội dung trong Quy chế hoặc thay đổi Quy chế này.
_____________________________________________
1. Введение
С целью усиления и дальнейщего развития творческого труда коллектива
работников и каждого лица в области деятельности рационализации, изобретательства и
полезных решений в СП “Вьетсовпетро”, настоящее Положение разработано и
составлено на основании использования основных материалов, указанных в “Положении
об организации работ по рационализаторской и изобретательской деятельности СП
“Вьетсовпетро”, утверждённом 18.01.2001г., действующих юридических документов
СРВ о рационализации и промышленной собственности с учётом накопленного опыта в
области рационализаторской и изобретательской деятельности в СП за последние годы,
специфических особенностей организационной структуры и производственнохозяйственных задач СП для эффективного руководства работ в области рационализации,
изобретательства и полезных решений.
В процессе составления Положения были разработаны и выбраны и целесообразно
использованы не которые содержания Проекта Постановления о выпуске Устава о
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
27
рационализации, составленного Управленем интеллектуальной собственности СРВ и
“Положения об организации деятельности рационализации и изобретательства” ГКНГ
Петровьетнам, выпускается к Приказу 1239/QĐ-DKVN от 17.02.2011г.
Настоящее Положение распространяется на отделы, подразделения и службы, а
также общественно-политические организации СП, регламентирует организацию и
порядок работы в области рационализации, изобретательства и полезных решений,
определяет права и обязанности руководителей, отделов и подразделений СП, а также
автора\соавторов, лиц содействующих и лиц, впервые внедривших в производство
рационализаторское предложение, изобретение или полезное решение.
Административные организации СП должны тесно сотрудничать с
Коммунистической организацией молодёжи имени Хо Ши Мина, вьетнамской и
российской профсоюзными организациями в разработке соответствующих мероприятий
по стимулированию работников СП в разработке, создании и внедрении в производство
рационализаторских предложений, изобретений и полезных решений.
По вопросам, не получившим отражение в настоящем Положении, следует
руководствоваться действующими государственными нормативными актами СРВ,
касающимися деятельности рационализации, изобретательства и полезных решений.
Предложение по технической модернизации или рационализации производства по
данному Положению в дальнейшем сокращенно именуется рационализаторским
предложением.
Рационализаторское предложение не является объектом охраны Правительством
СРВ, но Правительство СРВ поощряет эту деятельность.
Рационализаторская деятельность и другие деятельности: Научное исследование;
исследование и развтие технологии; обслуживание науки и технологии являотся
основным содержанием научной и технологической деятельности, указанные в Статье 2
Закона Науки и Технологии, утвержденного Национальным собранием от 09.06.2000г.
Изобретение и полезное решение являются объектами Промышлнной
собственности. Правительство охраняет изобретение и полезное решение Патентами по
Закону интеллектуальной собственности .
Постоянно действующая комиссия СП по рационализации, изобретательству и
полезным решениям в настоящем Положении в дальнейшем сокращенно именуется
Постоянно действующая комиссия СП по рационализации и изобретательству.
Совместное российско-вьетнамское предприятие “Вьетсовпетро”, в настоящем
Положении в дальнейшем сокращенно именуется СП “Вьетсовпетро”.
2. Общие положения о рационализации
2.1. Общие принципы положения
2.1.1. Работники СП или других организаций вправе представлять СП заявление на
рационализаторское предложение. Заявление на рационализаторское предложение
составляется по форме, указанной в Приложении № 1. Процедуры по оформлению,
регистрации, рассмотрению и оценке предложений, выдача Удостоверений на
рационализаторские предложения, издание приказов по вознаграждению и
поощрительному премированию за рационализаторские предложения проводятся в
соответствии с настоящим Положением.
2.1.2. Предложение, отвечающее всем критериям рационализаторского
предложения признается таковым и выдается Удостоверение на рационализаторское
предложение.
Данное Удостоверение, указанное в Приложении № 2 к настоящему Положению,
действует только внутри СП.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
28
2.2. Критерии, определяющие рационализаторское предложение
2.2.1. Для признания предложения рационализаторским, оно должно отвечать
следующим показателям и критериям:
- Оно является техническим решение, организационно-производственным
решением, применением передовой техники или решением, которое было внедрено на
производстве в соответствии с Приложением № 3.1 или экспериментально применено в
соответствии с Приложением № 3.3 или накопленные достаточно данных для
доказательства об успешном применении на практике в ближайшем будущем, дающее
полезность после внедрения;
- Обладать новизной для СП;
- Приносить практически общественно-экономическую пользу СП от внедрения.
2.2.1.1. Содержание технического решения могут быть:
- Изменение машин, оборудования, инструментов, орудий производства
используемых в СП;
- Создание машин, оборудования, инструментов, орудий производства не
имеющихся в СП (но не достигающих уровня изобретения или полезного решения);
- Изменение изделия, включающее изменение конструкции, состава материалов,
сырья для повышения качества изделия;
- Создание нового изделия приспособления, которое не производится в СП (но не
достигающее уровня изобретения или полезного решения);
- Изменение способов проектирования, монтажа, демонтажа и проведения работ.
В техническом решении необходимо указывать объекты для исполнения, которые
могут являться конструкцией технического изделия, технологией производства и
составом материалов и сырья.
- Изменение конструкции технического изделия может достигаться другим
исполнением деталей, узлов, блоков, изменением их взаимного расположения и
соединения, геометрической формы, материалов из которых изготовлены данные детали,
узлы и блоки.
- Изменение технологии производства может достигаться методами проведения
технологических операций, их последовательностью, параметрами, рабочим режимом
(температурой, давлением и т.д.), применяемыми приспособлениями и механизмами;
- Изменение состава материала - ингридиентами, входящими в его состав и их
количественным соотношением.
- Методы диагностики и лечения людей.
2.2.1.2. Содержанием организационно-производственного решения могут быть:
- Изменение организации производства для целесообразного использования
трудовых ресурсов, орудий труда, материалов, топлива, финансовых средств СП для
повышения производственной мощности, эффективности и качества работ;
- Использование долгохранящихся или неликвидных МТР в СП.
- Разработка и использование МТР, производимых внутри СРВ, вместо импортных
МТР для экономии валюты СП.
2.2.1.3. Предложение о применении передовой техники, являющее решением, ноухау или меры по применению известных технических решений на практике в СП
2.2.1.4. Предложение профессии - Это метод совершить профессионалом в
бизнессе, производстве, торговле, услуге, административном управлении, карьере,
методы анализа и оценки; методы обучения, методы преподавания сделающие
административные процедуры для приема и обработки записей
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
29
2.2.2. Новизна решения для СП:
Решение не может быть признано новым в случае:
- Открытого применения такого же решения в СП, за исключением случаев
использования его на внедрениях не более 12 месяцев или испытаниях не более 24
месяцев до даты регистрации заявления на рационализаторское предложение.
- Утверждения такого решения в приказах, распоряжениях, а также в
организационно-технических мероприятиях, планах администрации по выполнению
производственной программы;
- Рекомендации Генеральной компании нефти и газа Петровьетнам СРВ (ГКНГ
Петровьетнам) и СП по использованию такого же решения или его публикации в
отраслевых технических изданиях имеющихся в СП, в объёме достаточном для
использования.
- Если такое же решение считается обязательными для подразделения и
нормативными (стандартами, нормами, техническими условиями).
- Если такое же решение совпадает по содержанию с ранее поданным
предложением.
2.2.3. Решение считается возможным и целесообразным для внедрения в случае,
если:
- Использование его направлено для решения конкретной задачи СП;
- Возможно его применение в технико-экономических условиях СП.
2.2.4. Эффект от внедрения рационализаторского предложения признаётся, если
его применение в производственной или иной деятельности в СП обеспечивают:
- Эффект после его внедрения, который выражется в денежной форме (создание
экономического эффекта от внедрения), или
- Эффект после его внедрения, который не выражется в денежной форме, но
обеспечивает улучшение условий труда, жизни, здраво-хранение, повышение техники
безопасности; повышение надёжности, прочности, снижение аварий и повреждений
сооружений, машин, оборудования; повышение качества изделия; а также увеличение
срока службы производственных объектов и другие социально-общественные выгоды.
2.2.5. Предложение по управлению производством может быть признано
рационализаторским предложением, если оно соответствует установленным критериям.
2.2.6. Использование известного компьютерного программного обеспечения и
разработка, создание и внедрение нового компьютерного программного обеспечения:
- Компьютерное программное обеспечение охраняется законодательством по
авторскому праву в соответствии с Главой I, шестой части Гражданского кодекса СРВ.
- Если решение признается рационализаторским предложением, в содержании
которого включено использование программного обеспечения для выполнения
определённых процессов, операцией, то данное компьютерное программное обеспечение
считается только частью всего указанного решения.
- В случае, если предложение, содержание которого связано с использованием
известного компьютерного программного обеспечения или разработкой, созданием и
внедрением нового компьютерного программного обеспечения для решения конкретной
задачи, возможности использования в широком масштабе в СП и приносящего
экономический эффект от внедрения (ожидаемый эффект - более 20.000 USD/год), может
быть рассмотрено для признания его рационализаторским.
- Для нового компьютерного программного обеспечения, автор может оформлять
необходимые документы для охраны авторского права в соответствии с установленными
порядками СРВ.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
30
2.3. Непризнание нижеуказанных решений рационализаторскими
2.3.1. Решения, использование которых снижают качество, прочность, точность
изделий, машин, оборудования, сооружений, объектов, а также технико-экономические
показатели и нормы СП.
2.3.2. Решения, использование, которых может привести к нарушению правил
безопасности труда, охраны окружающей среды, отрицательному влиянию на условие
жизни и работы работников.
2.4. Срок действия решения предлагаемого в заявлении
рационализаторское предложение и рационализаторское предложение
на
2.4.1. Решение предлагаемого в Заявлении на рационализаторское предложение не
имеет силу рассмотрения после 24 месяцев с даты регистрации
заявления в
подразделении или в СП.
2.4. 2. Рационализаторское предложение не имеет силу после 24 месяцев с даты
принятия но не испытывается или после 12 месяцев с даты испытания оно не внедряется
в производстве.
3. Положения о порядке оформления, подачи, рассмотрения
заявления на рационализаторское предложение и выдачи Удостоверения
3.1. Процедуры
предложение
оформления
заявления
на
рационализаторское
Заявление на рационализаторское предложение должно быть оформлено на
вьетнамском и русском языках (в рукописной или печатной форме) в соответствии с
Приложением №1 к данному Положению. В случае, если новое техническое было
внедрено в производстве то акт на внедрение в соответствии с Приложения № 3.1, или
решение проходило испытание, акт об испытании согласно Приложения № 3.3. с
указанием конкретных результатов и заверенный руководителем подразделения. Акты
должны прилагаться к заявлению, как основание для рассмотрения вышеуказанного
решения.
3.2. Порядок подачи и рассмотрения заявления на рационализаторское
предложение
3.2.1. Заявления на рационализаторские предложения представляются автором или
соавторами функциональным отделом по рационализации в своем подразделении для их
регистрации в регистрационном журнале данного подразделения.
В течении 15 дней со дня регистрации заявления, вышеупомянутое подразделение
должно безотлагательно провести рассмотрение, оценку поданного предложения для
выдачи соответствующего заключения, рекомендации и дальнейшего представления их
СП
3.2.2. В течении 10 дней после рассмотрения, все заявления на рационализаторские
предложения указанные в п. 3.2.1 и все документы связанные с ними, ответственное лицо
по рационализации и изобретательству подразделения должно представить в
Производственно-технический отдел СП.
3.2.3. Все заявления на рационализаторские предложения, указанные в п. 3.2.2.,
специалист Производственно-технического отдела СП - Секретарь Постоянно
действующей комиссии СП по рационализации и изобретательству
проводит
предварительную проверку соответствия заявлений необходимым требованиям,
регистрирует их в общем регистрационном журнале заявлений на рационализаторские
предложения.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
31
3.2.4. Автор/соавторы могут вносить поправки в характеристики, чертежи, схемы,
таблицы, расчёты поданного ими технического решения. Однако данные поправки не
должны менять сущность поданного предложения. В случае изменения сущности
технического решения, автор должен подать заявление на новое рационализаторское
предложение, датой подачи которого считается новая дата регистрации в соответствии с
пп.3.2.1., 3.2.2.
3.2.5. В течении месячного срока со дня регистрации заявления, Главный
специалист СП по рационализации и изобретательству организует дальнейшее
рассмотрение согласно настоящего Положения, оформляет Проекты Заключений по
предложениям, представляет их руководителям СП на рассмотрение и утверджение, а
также сообщает автору\соавторам данного предложения о результатах рассмотрения.
3.2.6. Для предложений, требующих дополнительных материалов, внесения
поправок в их содержание, испытаний или дополнительного времени для выдачи
окончательных Заключений по предложениям, вышеуказанный срок рассмотрения
заявления может быть продлен и автор\соавторы информируются об этом.
3.2.7. Выработка проектов Заключений по заявлениям на рационализаторские
предложения и их представления компетентым руководителям СП на рассмотрение и
утверждение
3.2.7.1. Проекты Заключений, представленные Главному инженеру СП на
рассмотрение и утверждение:
а. В отношении заявлений на рационализаторские предложения, если после
рассмотрения содержания технических решений, выводы и замечания по ним, выданные
заинтересованными подразделениями считаются достаточным основанием для выдачи
окончательных заключений СП согласно настоящему Положению, то проекты
Заключений по данным заявлениям составляются на основании результатов
рассмотрения, оценки заявлений, проводимых специалистом ПТО СП - Секретарьем
Постоянно действующей комиссии СП по рационализции и изобретательству и
начальником ПТО СП - Зам.Председателя Постоянно действующей комиссии СП по
рационализации и изобретательству или Зам.начальника ПТО СП - членом Постоянно
действующей комиссии СП по рационализации и изобретательству.
б. Что касается заявлений на рационализаторские предложения, технические
решения которых не внедряются и не испытываются с эффектом или они являются
сложными по содержанию, представляют большую технико-экономическую ценность и
если их рассмотрение и оценка, выводы/замечания по ним функциональных
заинтересованных подразделений, специалиста ПТО СП-Секретарь по рационализции и
изобретательству и Заместителей Председателя Постоянно действующей комиссии СП
по рационализации и изобретельству не могут служить достаточным основанием для
выдачи окончательных заключений, то проекты заключений по данным заявлениям
составляются на основании результатов их оценки, проводимой Постоянно действующей
комиссией СП по рационализации и изобретельству.
3.2.7.2. Представление проектов Заключений Генеральному директору СП или
Первому заместитею Генерального директора СП на рассмотрение и утверждение:
Для заявлений на рационализаторские предложения, соавторами являются
Генеральный директор СП, Первый заместитель Генерального директора СП или
автором\соавторами которых являются Главный инженер СП и Заместители
Генерального директора СП, проекты Заключений по ним составляются на основе
результатов рассмотрения и оценки, проводимых Постоянно действующей комиссией СП
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
32
по рационализации и изобретельству и порядок оформления осуществляется как
п.3.2.7.1.
3.2.7.3. Заявления на рационализаторские предложения указанные ниже после их
рассмотрения и выдачи Заключения по ним постоянно действующей комиссий СП по
рационализации и изобретательству, документы по ним оформляются с представлением в
ГКНГ Петровьетнам для получения окончательных решений:
а. Заявление на рационализаторское предложение, автором которого является
Генеральный директор СП или Первый Заместитель Генерального директора СП;
б. Заявления, содержание которых изменяет проекты, технологические схемы
утвержденные ГКНГ Петровьетнам.
3.2.8.
В
случае
признания
предложений
рационализаторскими,
их
автору/соавторам вручается компетентным руководителем СП удостоверения на
рационализаторские предложения согласно п. 3.3. и Приложения № 2 настоящего
Положения.
3.2.9. В случае непризнания предложений рационализаторскими, в заключениях по
ним, составляемых СП, должны указываться причины такого отказа или конкретные
дополнительные требования к данным предложениям с доведением до сведения
автору/соавторам.
3.2.10. Если в течении 6 месяцев со дня получения Заключения СП автор/соавторы
не представляет всех требуемых дополнительных документов или не вносит
необходимые поправки в свои заявки, согласно критериям и замечаниям, указанных в
заключении, без указания соответствующих причин, то данные заявление аннулируются
и больше не рассматриваются.
3.2.11. Для подразделений, указанных в части 12 настоящего Положения,
оформление,
порядок
рассмотрения
заявлений
и
выдача
Удостоверений
рационализаторские предложения осуществляются в соответствии с п.12.2.
3.2.12. Направление в ГКНГ Петровьетнам рационализаторского предложения с
экономическим эффектом от внедрения за перый год выше 1.000.000 USD или
создавшего особое социально-общественное значение для принятия рационализаторского
предложения на уровне ГКНГ Петровьетнам.
3.3. Порядок о рассмотрении
рационализаторские предложения
и
выдаче
Удостоверений
на
3.3.1. Удостоверение на рационализаторское предложение по заявлению,
указанному в п. 3.2.7.3.а , ГКНГ Петровьетнам рассматривает и выдаёт.
3.3.2. Удостоверение на рационализаторское предложение по заявлению,
указанному в п. 3.2.7.3.б
выдаётся Генеральным директором СП или Первым
Заместителем Генерального директора СП или Главным инженером СП, после получения
положительнного решения от ГКНГ Петровьетнама.
3.3.3. Удостоверение на рационализаторское предложение по заявлению,
указанному в п. 3.2.7.2
выдаётся Генеральным директором СП или Первым
Заместителем Генерального директора СП.
3.3.4. Удостоверения на рационализаторские предложения по остальным
заявлениям выдаются Главным инженером СП.
4. Процедура по оформлению, подаче и рассмотрению
заявок на получение патентов на изобретения и полезные решения
4.1. Основное толкование терминологии
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
33
4.1.1. Изобретение является новым техническим решением, соответствующее
мировому техническому уровню и имеющее творческий потециал и возможность
применения в социально - экономической сфере деятельности.
4.1.2. Полезное решение является новым техническим решением, соответствующее
мировому техническому уровню и имеющее возможность применения в социально экономической сфере деятельности.
4.1.3. Изобретение и полезное решение являются предметом промышленной
собственности и собственные права по ним охраняются и определяются Патентами.
Патент на изобретение или Патент на полезное решение выдаётся Управлением
Промышленной собственности при Министерстве по Науке, Технологии и Окружающей
среде и является единственным государственным удостоверением, подтверждающим
интеллектуальную собственность, авторское право владельца Патента на изобретение и
полезное решение, являющееся действительным по всей территории СРВ.
- Патент на изобретение действителен в течении 20 лет с даты подачи
соответствующей заявки. Форма этого Патента указана в Приложении № 5.
- Патент на полезное решение действителен в течении 10 лет с даты подачи
соответствующей заявки. Форма этого Патента указана в Приложении № 6.
4.2. Юридические документы по охране изобретений и полезных решений
Государство СРВ охраняет изобретения и полезные решения Гражданским
кодексом, утвержденным Национальным собранием 28.10.1995г. (Глава II “Права
промышленной собственности “к Шестой части “Права интеллектуальной собственности
и передача технологии“, “Закон интеллектуальной собственности“ и на основании
содержаний этих документов, конкретно детализуются нижеуказанными основными
документами:
- Постановлением № 103/2006/NĐ-СР от 22.9.2006г. “Детализирование и
рекомендации исполнения некоторых статьй Закона интеллектуальной собственности;
- Циркуляр № 01/2007/TT-BKHCN от 14.02.2007г. Министерства по Науке,
Технологии “Руководство для исполнения процедуры по оформлению определения права
промышленной собственности и некоторым оформлениям в Постановлении N0
103/2006/NĐ-СР от 22.9.2006г.
- Циркуляр № 132/2004/TT-BTC от 30.12.2004г. Фин.министерства “Руководство по
принятию, взносу и использованию всех видов пошлин промышленной собственности“.
4.3. Право на подачу заявок и получение Патентов
4.3.1. В отношении изобретений, полезных решений, разработанных
авторами/соавторами в ходе выполнения производственных задач СП или с
использованием материально-технических ресурсов и финансовых средств СП, право
подачи заявок на получение Патента, а также право собственности на данный патент
принадлежит СП. В Патентах на изобретения и эффективные технические решения
указываются фамилии авторов/соавторов.
4.3.2. В случае получения от руководства СП письменного отказа по тем или иным
заявкам на Патенты, автор/соавторы данных технических решений вправе оформить и
подать эти заявки на получение Патентов в качестве индивидуальных заявителей. При
этом оформление документов заявок и выплата всех видов пошлин производятся самим
автором/соавторами.
В этом случае, письменный отказ от руководства СП должен прилагаться к заявке.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
34
4.4. Процедуры оформления, подачи заявок на получение Патентов
4.4.1. Предложения созданные по условиям, указаным в п. 4.3.1. для выявления
возможностей признания изобретением или полезным решением, их автор/соавторы
должны своевременно сообщить об этом в ПТО СП для принятия к сведению и
последующего представления данного вопроса руководству СП на рассмотрение и
утверждение. При согласии руководства СП, автор/соавторы совместно с ПТО СП
безотлагательно проводят оформление заявок на получение Патентов.
4.4.2. В ходе рассмотрения, оценки заявок на получение Патентов, если
Управление Промышленной собственности или представитель по Промышленной
собственности просит внести дополнения, необходимые поправки в содержание или в
форму данных заявок, авторы/соавторы совместно с ПТО СП должны своевременно
выполнить его требования.
4.4.3. Заявка должна составляться на вьетнамском языке. Форма и содержание
данной заявки определяются согласно инструкции по промышленной собственности.
4.4.4. Заявка на получение Патента включает в себя комплект документов,
отражающих все обоснования заявителя на получение Патента на изобретение или
полезное решение. Заявки на получение Патентов направляются в Управление
Промышленной собственности, адрес: 386, ул. Нгуен Чай, Тхань Суан, Ха Ной.
Заявка на получение Патента включает основные документы, а именно:
4.4.4.1. Декларация о получении исключительного права на изобретение и на
полезное решение согласно форме, указанной в Приложении № 4 - 3 экз.
4.4.4.2. Описание изобретения или полезного решения - 3 экз. с указанием
следующего содержания:
- Наименование изобретения или полезного решения;
- Технические аспекты;
- Техническое состояние изобретения или полезного решения (применительно к
опубликованию);
- Технические характеристики изобретения или полезного решения;
- Краткие сведения по чертежам;
- Детальное описание вариантов, являющихся приоритетными для применения;
- Возможная достигнутая полезность или ожидаемая эффективность от внедрения.
4.4.4.3. Формула изобретения или полезного решения - 3 экз.
4.4.4.4. Чертежи и схемы (если имеются) - 3 комплекта.
4.4.4.5. Краткое описание изобретения или полезного решения - 3 экз., с кратким
изложением изобретения или полезного решения, отражённым в техническом описании
(приблизительно 150 слов).
4.4.4.6. Подтверждение СП в том, что автор\соавторы данного предложения на
изобретение или полезное решение являются работником\работниками СП - 1 экз.
4.4.4.7. Квитанция пошлин по подаче и объявлению заявок согласно действующим
положениям.
4.4.5. В случае поручения СП Представителю по Промышленной собственности
подачи заявки на получение Патентов на изобретение или полезное решение, а также для
выполнения связанных с этим формальностей требуется дополнительный документ,
Доверенность СП данному Представителю по Промышленной собственности должна
быть иметься - 1 экз.
4.5. Получение, рассмотрение заявок и выдача Патентов
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
35
4.5.1. Получение, экспертиза по оформлению заявки, объявление о правовом статусе
заявки в журнале промышленной собственности, экспертиза по содержанию заявки,
издание приказа о выдаче Патента на изобретение, полезное решение или отказ от его
выдачи, публикация в журнале о признании изобретения или полезного решения, а также
полное аннулирование или временное прекращение действия указанного Патента,
выполняется Управлением по промышленной собственности.
В случае отсутствия запроса заявителя на экспертизу по содержанию заявки на
изобретение или полезное решение в течении 42-х месяцев для изобретения и 36 месяцев
для полезного решения с даты подачи соответствующей заявки, данная заявка на
получение Патента считается утратившей силу.
Экспертиза по содержанию заявки выполняется на основании результатов
экспертизы содержания изобретения или полезного решения. Срок, устанавливаемый
для экспертизы по содержанию заявки составляет 18 месяцев для изобретения и 9
месяцев для полезного решения со дня получения запроса на экспертизу по содержанию
вышеуказанного изобретения или полезного решения.
4.5.2. Заявка на получение Патента на изобретение может быть заменена заявкой
на получение Патента на полезное решение. В течение 3-х месяцев со дня отказа от
выдачи Патента на изобретение, управление Промышленной собственности
осуществляет
вышеупомянутую
замену
на
основании
представленного
автором/соавторами запроса на изменение назначения заявки и приложенной квитанции
по пошлинам для замены заявки.
4.5.3. Патент считается полностью утратившим силу, если его выдача не
соответствует действующим положениям или Патентное право считается временно
недействительным в случае несвоевременной выплаты годовой пошлины для
поддержания действия силы вышеуказанного Патента.
4.6. Обязанности заявителя и владельца Патентов
4.6.1. Заявитель заявок для получения Патента:
- Обязан выплатить управлению Интеллектуальной собственности или
Представителю по Промышленной собственности все виды пошлин, связанных с
выполнением процедур по приёмке, регистрации, экспертизе по оформлению заявки,
экспертизе по содержанию заявки и услуг, согласно действующего Положения.
4.6.2. Владелец Патента:
- Обязан выплатить автору/соавторам денежное вознаграждение согласно
настоящего Положения и Управлению Промышленной собственности годовую пошлину
для поддержания действия силы Патента.
5. Положение по определению и утверждению эффекта от внедрения
рационализаторского предложения, изобретения и полезного решения
5.1. Срок, устанавливаемый для определения эффекта от внедрения
- Эффект от внедрения, получаемый за первый год внедрения рационализаторского
предложения и за каждый год внедрения изобретения или полезного решения в течении
срока действия силы Патента, являются основой для расчёта размеров выплаты
вознаграждения автору\соавторам.
- Первый год внедрения рационализаторского предложения - это фактическое
время внедрения в производство в течение 12-месячного срока со дня его фактического
внедрения.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
36
- Первый и каждый последующий год внедрения изобретения или полезного
решения - это фактическое время внедрения в производство в течение 12-месячного
срока со дня его фактического внедрения первого и каждого последующего года.
- Время первого года и каждого последующего года внедрения определяется
конкретно следующим образом:
+ Если внедрение осуществляется постоянно, то время внедрения исчисляется 12
месяцами;
+ Если внедрение осуществляется одноразово, то фактическое время внедрения время годового внедрения и дата окончания внедрения считается датой окончанием
годового внедрения (фактическое время меньше внедрения 12 месяцев);
+ Если внедрение осуществляется периодически и многократно, то совокупное
фактическое время всех внедрений считается временем годого внедрения (фактическое
время внедрения меньше 12 месяцев).
+ Если срок постоянного внедрения, необходимый для производства одной
единицы продукции превышает 12 месяцев, то этот фактический срок считается сроком
годового внедрения.
5.2. Порядок по определению и утверждению эффекта от внедрения
5.2.1. Планово-экономический отдел СП несёт ответственность за организацию
выполнения определеления эффекта полученного от внедрения рационализаторских
предложений, изобретений и полезных решений, переданных Производственнотехническим отделом СП и представление компетентным руководителям СП на
рассмотрение, утверждение.
5.2.2. Срок определения и утверждения эффекта от внедрения:
а. Максимальный срок до 6-ти месяцев со дня фактического завершения внедрения
первого года для рационализаторских предложений и каждого года для изобретений,
полезных решений, эффект от внедрения которых выражается в денежной форме в
соответствии со сроками, устанавливаемыми для определения эффекта от внедрения
указанными в п. 5.1. или после получения СП финансовых средств, выплачиваемых по
договору о передаче лицензии.
б. Максимальный срок до 5-ти месяцев со дня фактического внедрения первого
года рационализаторских предложений, изобретений, полезных решений, эффект от
внедрения которых не выражается в денежной форме.
5.2.3. Порядок определения и утверждения эффекта от внедрения
5.2.3.1. Для рационализаторских предложений, изобретений, полезных решений,
эффект от внедрения которых не выражается в денежной форме, Заключения об
отсутствии экономического эффекта от их внедрения должны согласоваться с Главным
экономистом СП.
5.2.3.2. Для рационализаторских предложений, изобретений, полезных решений,
эффект от внедрения, которых выражается в денежной форме, фактические
экономические эффекты до представления Гендиректору или Первому заместителю
Гендиректора СП на рассмотрение и утверждение, должны согласоваться с ФБО СП и
ООТиЗП СП (если расчёты их фактического экономического эффекта связаны с
трудовыми расходами и трудовыми затратами) и Главным экономистом СП.
5.2.3.3. Фактические экономические эффекты от внедрения рационализаторских
предложений, изобретений, полезных решений не должны непосредственно
рассчитываться на основе стоимости дополнительной нефти, добытой в результате их
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
37
внедрения, кроме случая их внедрения для повышения коэффициента извлечения нефти и
уменьшения потери нефти.
5.2.3.4. Процедуры оценки и расчёта по фактическим экономическим эффектам от
внедрения рационализаторских предложений, изобретений, полезных решений
выполняются в соответствии с Положением СП о проведении экономических расчётов.
5.2.4. Для подразделений, указанных в Части 12, расчёт определения эффекта от
внедрения рационализаторских предложений, изобретений, полезных решений
выполняется в соответствии с п. 12.3 настоящего Положения.
6. Размеры выплат вознаграждения и поощрительного премирования
6.1. Размер выплат вознаграждения автору/соавторам
6.1.1. Размер выплат вознаграждения автору/соавторам рационализаторского
предложения, изобретения, полезного решения, эффект от внедрения которых не
выражается в денежной форме (применительно к социально-общественным областям):
Размер выплат вознаграждения автору/соавторам за год внедрения определяется на
основании достигнутых значений разчетных коэффициентов Н1, Н2, Н3, Н4 по
нижеследующим формулам:
а. Размер выплат вознаграждения за первый год фактического внедрения
рационализаторского предложения: Трац. = 4 (Н1 х Н2 х Нз) (USD)
б. Размер выплат вознаграждения автору/соавторам за первый год внедрения
изобретения или полезного решения и в течение срока действия Патента:
Тизоб. и п.р. = 10 (Н1 х Н2 х Нз х Н4) (USD), в том числе:
Трац.
- Размер выплаты вознаграждения рационализаторского предложения.
Тизоб. и п.р. - Размер выплаты вознаграждения изобретения или полезного решения.
Н1,Н2, Нз, Н4 - расчётные коэффициенты, указанные в Приложении № 7
6.1.2. Размер выплаты вознаграждения автору/соавторам для рационализаторского
предложения, изобретения и полезного решения, эффект от внедрения которых
выражается в денежной форме (создание экономического эффекта)
6.1.2.1. Размер выплаты вознаграждения за первый год внедрения
рационализаторского предложения:
Размер выплаты вознаграждения для рационализаторского предложения, эффект от
внедрения которого выражается в денежной форме за первый год внедрения,
рассчитывается на основании расчетов с прогрессивным процентом (%) согласно
нижеследующей таблице:
Фактический экономический эффект за
первый год внедрения ( в USD )
С
3001
6.001
9.001
12.001
15.001
20.001
25.001
30.001
50.001
До
3.000
6.000
9.000
12.000
15.000
20.000
25.000
30.000
50.000
100.000
Коэффициент
начисления
(в%)
13
12
11
10
9
8
7
6
5
4
Максимальный размер
вознаграждения
( в USD )
390
390 + 360 = 750
750 + 330 = 1.080
1.080 + 300 = 1.380
1.380 + 270 = 1.650
1.650 + 400 = 2.050
2.050 + 350 = 2.400
2.400 + 300 = 2.700
2.700 + 1.000 = 3.700
3.700 + 2.000 = 5.700
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
100.001
300.001
500.001
1.000.001
300.000
500.000
1.000.000
3
2
1
0.5
38
5.700 + 6.000 = 11.700
11.700 + 4.000 = 15.700
15.700 + 5.000 = 20.700
20.700 + …
6.1.2.2. Размер выплаты вознаграждения автору/соавторам изобретения или
полезного решения за каждый год внедрения:
Размер выплаты вознаграждения автору/соавторам изобретения или полезного
решения за каждый год внедрения и производится выплата за весь период действия
Патента:
Фактический экономический эффект за
первый год и каждый год внедрения
( в USD )
С
100.001
150.001
200.001
250.001
350.001
450.001
550.001
650.001
750.000
850.000
950.000
1.000.001
Коэффициент
начисления
(в%)
Максимальный размер
вознаграждения
( в USD )
До
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
400.000
500.000
600.000
700.000
800.000
900.000
1.000.000
12
11
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0.5
12.000
12.000 + 5.500 = 17.500
17.500 + 5.000 = 22.500
22.500 + 4.500 = 27.000
27.000 + 4.000 = 31.000
31.000 + 3.500 = 34.500
34.500 + 3.000 = 37.500
37.500 + 2.500 = 40.000
40.000 + 2.000 = 42.000
42.000 + 1.500 = 43.500
43.500 + 1.000 = 44.500
44.500 + 500 = 45.000
45.000 + ...
6.1.2.3. Размер выплаты вознаграждения автору\соавторам рационализаторских
предложений, изобретений, полезных решений, изменяющих утверждённый проект:
Рационализаторское предложение, изобретение, полезное решение, изменяющее
утверждённый проект, в результате внедрения которого уменьшается фактический
расход по сравнению с расходом утвержденной сметы. Определяется разница между
расходами утвержденной сметы и фактическими расходами. В этом случае:
Для рационализаторского предложения 20 % и для изобретения или полезного
решения 40 % от вышеуказанной разницы считают фактическими экономическими
эффектами его внедрения.
- Размер выплаты определяется на основании фактическиих экономических
эффектов внедрения и в соответствии с пп. 6.1.2.1, 6.1.2.2 настоящего Положения.
6.1.2.4. Размер выплаты вознаграждения автор\соавторам изобретений или
полезных решений по договору на передачу лицензии.
В случае передачи лицензии на изобретение, полезное решение по договору на
срок действия Патента, денежные средства, получены СП от передачи лицензии с
вычетом расходов, связанных с разработкой и регистрацией вышеуказанного
изобретения или полезного решения считается фактическим экономическим эффектом.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
39
- Размер выплаты вознаграждения автору\соавторам изобретения или полезного
решения составляет 15% от вышеупомянутого фактического экономического эффекта.
6.1.3. Выделение вознаграждения, лицу\лицам содействующий\ содействующие
автору/соавторам
В процессе изучения для создания рационализаторского предложения, изобретения
и полезного решения с участием содействующих автору/соавторам, размер
выплачиваемых вознаграждений этим лицам (в %) из пп. 6.1.1 и 6.1.2 по решению
автора/соавторов и в соответствии с п. 9.1.4.
6.2. Размер выплат одноразового поощрительного премирования
6.2.1. Лица, рассматриваемые на выплату одноразового поощрительного
премирования:
а. Лица, впервые внедрившие согласно п.9.2. настоящего Положения.
б. Лица, участвующие в рассмотрении заявления, выдаче отзыва, заключения,
утверждении, расчете, определении и утверждении эффекта от внедрения
рацпредложения, изобретения и полезных решений согласно п. 9.3. настоящего
Положения.
6.2.2. Обоснование для рассмотрения и определения размеров выплаты
одноразового поощрительного премирования:
а. Фактический экономический эффект, полученный от внедрения.
б. Обьём и степень сложности задач, непосредственно выполненных
вышеупомянутым персоналом, его творческая активность в ускорении темпов
выполнения работ по разработке или внедрению, а также по оценке, анализу и расчёту
эффективности от внедрения.
6.2.3. Размер выплаты поощрительного премирования лицам, впервые внедрившим
рационализаторское предложение, изобретение, полезное решение:
а. Общая сумма поощрительного премирования, не должна превышать 40% к
сумме выплаты вознаграждения автору\соавторам, в случае, лицо, получающее наиболее
больший размер поощрительного премирования не должна превышать 50% к средней
сумме размера выплаты соавторов.
Размер выплаты поощрительного премирования (в %) каждому лицу они сами
разделят и должны указать в Приложении 3.1. или 3.2. (Акты на внедрение).
6.2.4. Размер выплаты поощрительного премирования лицам, участвующимся в
рассмотрении, выдачи отзыва, утверждении, а также расчете, определении и
утверждении экономического эффекта от внедрения рацпредложения, изобретения и
полезных решений:
а. Оплата производится в следующих случаях:
- При издании Приказа о выплате вознаграждения, подписанного директором
подразделения СП для экономического эффекта от внедрения более 20.000 USD;
- При издании приказа о выплате вознаграждения, подписанного генеральным
директором СП для экономического эффекта от внедрения более 50.000 USD ;
б. Общий размер для поощрения вышеизложенных людей не превышает 30% от
общей суммы вознаграждения, выплачиваемого автора / соавторов.
6.3. Рассмотрение, выдача замечания, заключения по предложению в
заявлении на рационализаторское предложение и размер денежной выплаты
6.3.1. Заявления на рационализаторские предложения, которые направляются на
подразделения, соответствующие отделы (службы) СП или отдельному лицу или члену
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
40
Научно-технологического Совета для выдачи отзывов до заключения или окончательного
заключения руководства СП по заявлению:
- Заявления, регистрирующиеся, рассматриваемые и признающиеся в подразделении,
но на основе настоящего Положения, не являются достаточным основанием для
признания Совместным предприятием и выдачи Удостоверения;
- Содержание, перечисленное в заявлении регистрируемого подразделения,
связывается с деятельностью или функцией других подразделений в СП;
- Заявление на рационализаторское предложение работников АУД СП.
6.3.2. Заявление, сопровождающее вместе с письмом, подписываемое
Руководителем СП, отправляется соответствующим руководителям подразделений,
отделов (служб) СП или отдельному лицу, членам Научно-технологического Совета СП;
6.3.3. После получения письма, руководители заинтересованных подразделений,
отделов (служб) СП или отдельное лицо, члены Научно-технологического Совета СП
рассматривают и отправляют ответ в соответствии с содержанием требования, сроком
выполнения и адресом, указанным в письме;
6.3.4. Размер денежной выплаты на одно заключение (отзыв) устанавливается: 30
USD/человек и 50 USD/подразделение. При этом, подразделения, отделы (службы)
должны назначить конкретного представителя и записать в заключении (полное имя,
табельный номер) для облегчения оплаты.
6.3.5. Оплата производится ежеквартально по Приказу Генерального директора СП
после осуществления требований, указанных в п.6.3.3.
7. Порядок расчёта размеров и составления проекта Приказа
на выплату вознаграждения и поощрительного премирования
7.1. Лицо и подразделение исполнения
В течении одного месячного срока после получения результатов по расчетам
эффекта от внедрения, представленных Планово-экономическим отделом СП (ПЭО СП) в
соответствии с п. 5.2. настояшего Положения, Производственно-технический отдел СП
несёт ответственность за расчёт размеров и составление проекта Приказа на выплату
вознаграждения и одноразового поощрительного премирования согласно настоящего
Положения.
7.2. Проект расчёта размеров выплат вознаграждения, одноразового
поощрительного премирования и представление его Генеральному директору
СП на утверждение
a. Проект определения выплаты вознаграждения автору/соавторам выполняется на
основе результатов, полученных от внедрения, и утверждается компетентные
руководители и в соответствии с п.6.1. и Заявления на рационализаторское предложение.
б. Проект выплаты одноразового поощрительного премирования определяется на
основе размера выплаты вознаграждения автору /соавторам и в соответствии с пунктом
6.2, акта на внедрение и лиц, непосредственно участвующих в процессе рассмотрения
заявления, определения эффективности от внедрения.
в. Проект определения размеров выплаты вознаграждения автору/соавторам и
одноразового поощрительного премирования выполняется на одном документе с визой
ПТО СП, ПЭО СП по согласованию с Первым зам.Ген.директора СП, Главным
инженером СП, Главным бухгалтером СП, Главным экономистом СП (для
подразделений: Соответствующие отделы и руководящие должности).
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
41
7.3. Составление проекта Приказа о выплате вознаграждения,
поощрительного премирования и представление его Генеральному директору
СП на подписание
7.3.1. Для составления проекта Приказа о выплате необходимо иметь следующие
документы:
- Заявление на рационализаторское предложение или заявка на получение
соответствующего Патента;
- Заключение СП о принятии по заявлению на рационализаторское предложение
или Патент на изобретение, полезное решение;
- Акт на внедрение рационализаторского предложения, изобретения, полезного
решения или договор о передаче лицензии (если есть);
Дата
фактического
внедрения,
указанная
в
Акте
на
внедрение
рационализаторского предложения, составленном после его принятия должна быть
соответствовать с новизной предложения в моменте его рассмотрения в соответствии с п.
2.2.2. В противном случае, этот акт на внедрение не используется для расчета
эффективности внедрения и соответствующее рационализаторское предложение должно
повторно рассматриваться.
- Расчёт фактического экономического эффекта, утверждённый компетентным
руководителем или Заключение об отсутствии экономического эффекта;
- Расчет размеров выплаты вознаграждения, поощрительного премирования (если
есть), утвержденный компетентными руководителями СП.
7.3.2. Выплата вознаграждения и поощрительного премирования (если есть)
должна осуществляться одновременно;
7.3.3. Документы, используемые в качестве основы для подготовки Приказа о
выплате вознаграждения, поощрительного премирования (если есть) в разработке,
создании и внедрении рационализаторского предложения, изобретения или полезного
решения в производстве должны быть подлинными документами.
8. Организация внедрения и опубликования
рационализаторских предложений, изобретений и полезных решений
8.1. После получения Удостоверения на рационализаторское предложение,
выданного СП, руководитель заинтересованного подразделения, связанного с
внедрением рационализаторского предложения совместно с автором/соавторами,
осуществляет его внедрение в производство и составляет акт на внедрение согласно
форме, указанной в Приложении № 3.1.
8.2. После получения Патента, выданного Управлением Промышленной
собственности на изобретение или полезное решение, руководитель заинтересованного
подразделения, связанного с данным вопросом совместно с автором/соавторами,
осуществляют внедрение в производство изобретения или полезного решения за первый
и последующие годы внедрения и составляет акт на внедрение согласно формы,
указанной в Приложении № 3.2.
8.3. Производственно-технический отдел СП совместно с подразделениями СП и
Профсоюзными комитетами и комитетом комсомола имени Хо Ши Мина СП обязан
принять меры для ознакомления работников СП с наиболее экономически эффективными
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
42
рационализаторскими предложениями, внедренными в СП, а также принятыми
изобретениями, полезными решениями.
8.4. Отдел Научно-технической информации НИПИ:
- С целью разработки, создания и внедрения рационализаторских предложений,
изобретений и полезных решений должен обеспечивать возможность всем работникам
СП по изучению опубликованных отечественных и зарубежных документов, касающихся
рационализаторских предложений, изобретений и полезных решений, а также
специальной научно-технической литературы по нефтегазовой отрасли.
- Осуществлять работы по поиску информации по изобретениям и полезным
решениям на основании предложений работников, согласно действующим положениям
СП.
9. Защита прав, связанных с рационализаторскими
предложениями, изобретениями, полезными решениями,
порядок подачи и рассмотрения жалобы
9.1. Критерии признания авторства/соавторства
9.1.1. Автором рационализаторского предложения признается тот, кто создает
рационализаторское предложение своим творческим трудом и которому выдаётся СП
Удостоверение на рационализаторское предложение.
9.1.2. Соавторами рационализаторского предложения признаются, сотрудники,
которые совместно создают рационализаторское предложение своим творческим трудом
и каждому соавтору выдаётся СП Удостоверение на рационализаторское предложение, в
котором указываются фамилии соавторов.
- Соавтор, фамилия которого указывается первой в заявлении, является
уполномоченным соавторами лицом по решению всех вопросов, касающихся
рационализаторского предложения.
9.1.3. Автором изобретения или полезного решения признается тот, кто создает
данное изобретение или полезное решение. Соавторами изобретения или полезного
решения являются лица, которые совместно создают данное изобретение, полезное
решение. Фамилии автора/соавторов указываются в соответствующем Патенте на
изобретение или полезное решение.
9.1.4. Соавтор определяется по их вкладу в создании решений, упомянутых в
разделе 5 Приложения 1 к Положению (Заявление на рационализаторское предложение).
- В составе соавторов, доля вклада наименьшего/щих соавтора/ов должна быть не
ниже 40% по сравнению с наибольним соавтором. В противном случае, эти лица
рассматриваются только как содействующие автору/соавторам.
9.2. Условия для признания лица\лиц, впервые внедривших
рационализаторское предложение, изобретение, полезное решение:
- Лицо/лица,
непосредственно
принимавшие
участие
и
несущий
ответственность за внедрение в производство рационализаторского предложения,
изобретения или полезного решения за первый год, фамилия\фамилии которых
указываются в соответствющем Акте на внедрение;
Для оперативного и успешного внедрения рационализаторского предложения,
изобретения, полезного решения, автор/соавторы обязан/обязаны нести ответственность
за их внедрение и не считается лицом\лицами, впервые внедрившим.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
43
9.3. Условия для признания лица/лиц, участвующего в рассмотрении
заявления и расчете экономического эффекта от внедрения согласно
Положения:
Лицо/лица, которые в рамках своих обязанностей, участвуют в рассмотрении
заявления, расчете экономического эффекта от внедрения, их фамилия указываются в
заявлении и соответствующих документах и применяются в следующих случаях:
а. В подразделениях СП, при подготовке приказа о выплате вознаграждения,
поощрительной премии
для
представления на утверждение у директора для
рацпредложения, изобретения или полезного решения, экономический эффект после
первого года внедрения превышает 20.000 USD;
б. В СП, при подготовке приказа о выплате вознаграждения, поощрительной
премии
для
представления на утверждение у генерального директора для
рацпредложения, изобретения или полезного решения, экономический эффект после
первого года внедрения превышает 50.000 USD.
9.4. Права лиц, связанных с рационализаторским предложением,
изобретением и полезным решением
9.4.1. Права автора/соавторов рационализаторского предложения, изобретения или
полезного решения:
- Участие во внедрении своего рационализаторского предложения, изобретения,
полезного решения;
- Получение материального вознаграждения и морального поощрения в
соответствии с п.10 настоящего Положения.
- Подача жалобы на имя Генерального директора СП в случае, если выплачиваемое
вознаграждение не соответствует настоящему Положению.
9.4.2. Права заявителя\заявителей:
- Подача жалобы на имя Генерального директора СП о несогласии с
представленными причинами отказа от признания предложения рационализаторским.
9.4.3. Права СП - Владельца Патента:
- Полное ипользование Патента на изобретение, полезное решение или передача
права на пользование изобретения или полезного решения по лицензии с заключённого
договора.
Заключённый договор на передачу лицензии дейстителен только после его
регистрации в Управлении Интеллектуальной собственности.
- Подача жалобы компетентным организациям СРВ по требованию решения
вопросов, связанных с выдачей Патента или использованием изобретения, полезного
решения.
9.5. Порядок подачи, рассмотрения, решения жалобы
9.5.1. Жалоба, направляемая Генеральному директору СП, должна включать в себя
нижеследующее содержание:
- фамилия, имя, отчество заявителя\заявителей;
- Место работы, занимаемая должность, адрес для связи;
- Содержание жалобы;
- Дата составления заявления и подпись.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
44
9.5.2. Жалоба должна рассматриваться Генеральным директором СП в течении
одного месяца с даты её получения. Генеральный директор СП должен дать
заявителю\заявителям жалобы письменный ответ о результатах её рассмотрения.
9.5.3. В ходе рассмотрения жалобы, её предъявитель может быть привлечён к её
рассмотрению.
9.5.4. В случае несогласия заявителя\заявителей жалобы с решением принятым
Генеральым директором СП, он вправе направить свою жалобу в ГКНГ для её
рассмотрения. В этом случае, Заключение ГКНГ по данной жалобе является
окончательным решением.
10. Мероприятия по стимулированию движения
за разработку, создание, внедрение рационализаторских
предложений, изобретений и полезных решений
10.1. Лица, принимавшие участие в разработке и внедрении рационализаторского
предложения, изобретения, полезного решения, вправе получить материальное
вознаграждение, согласно п.6 настоящего Положения.
10.2. На основании результатов ежегодных Смотров-Конкурсов по рационализации
и изобретательству и полезным решениям, Постоянно-действующая комиссия СП по
рационализации и изобретательству просит Генерального директора СП вручить на
конференции СП по рационализации, изобретательству и полезным решениям грамоты и
материальное вознаграждение лицам, достигшим больших успехов в данной области.
В зависимости от достигнутых сотрудниками успехов, Генеральный директор СП
может запросить ГКНГ или Правительство СРВ рассмотреть возможность выделения
более высокого вознаграждения.
10.3. Подразделения СП в ходе рассмотрения вопросов по увеличению зарплаты,
программы обучения по повышению квалификации своих работников должны отдавать
предпочтение лицам, разработавшим рационализаторские предложения, изобретения,
полезные решения или достигшие больших успехов в вышеупомянутом движении.
10.4. Профсоюзные комитеты и комитеты комсомола имени Хо Ши Мина в СП,
кроме оказания содействия соответствующим административным организациям в
принятии мер по стимулированию и развитию вышеупомянутого движения, в ходе
выбора достойных работников, направляемых на ежегодные экскурсии и отдых, обязаны
учитывать показатель по достигнутым результатам деятельности рационализации,
изобретательства и полезных решений (с учётом их количества и полученной
эффективности от внедрения), или лиц, достигшиих больших успехов в вышеуказанном
движении.
10.5. С целью усиления и повышения эффектиности работы в области
рационализации, изобретательства и полезных решений в подразделениях, а также в СП,
руководство подразделений должно обращать внимание на обучение специалистов с
целью повышения их квилификации в этой области.
11. Организация выполнения работ по рационализации,
изобретательству, полезным решениям и распределение
обязанностей функциональных отделов и подразделений СП
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
45
11.1. Общие положения
11.1.1. Общее руководство по рационализации, изобретательству и полезным
решениям по СП осуществляет Главный инженер СП.
11.1.2. Производственно-технический отдел СП несёт ответственность за
осуществление работ по управлению и контролю в ходе организации деятельности по
рационализации, изобретательству и полезным решениям в СП, осуществляет
консультацию руководства СП по этим вопросам.
11.1.3. Постоянно действующая комиссия СП по рационализации и
изобретательству в составе, утвержденном Приказом Генерального директора СП
является высшей консультационной инстанцией в организации и развитии деятельности
по рационализации, изобретательству и полезным решениям.
11.1.3.1.Состав Постоянно действующей комиссии:
Председатель комиссии - Главный инженер СП
Зам. председателя
- Зам. Гендиректора СП
- Начальник ПТО СП
Члены комиссии:
Главный экономист СП, Зам.начальника ПТО СП (Росийская сторона), Начальник
ПЭО СП, Начальник ООТиЗП СП, Начальник ФБО СП;
Член -секретарь, комиссии: специалист ПТО СП;
Представитель комитета организации молодёжи имени Хо Ши Мина (по
согласованию);
Представители профкомов вьетнамских и российских специалистов в СП (по
согласованию).
Распределение конкретных обязанностей членов комиссии устанавливается данной
комиссией СП.
11.1.3.2. Функции и полномочия комиссии:
- Принимать организационные мероприятия, проектную смету затрат и
представлять их вышестоящей инстанции на утверждение, а также осуществлять
контроль за их выполнением для постоянного развития деятельности в области
рационализации, изобретательства и полезных решений в СП;
- Рассматривать заявления на рационализаторские предложения, указанные в пп.
3.2.7.1.б, 3.2.7.3 настоящего Положения.
- Рассматривать жалобы, споры/разногласия или рекомендации, связанные с
рационализаторскими предложениями, изобретениями, полезными решениями;
- На основании достигнутых результатов в деятельности по рационализации,
изобретательству и полезным решениям, рассматривать, принимать решения, а также
рекомендовать размеры материального премирования, персоналу, коллективу и
подразделениям, победившим в годовом Смотре-Конкурсе;
- Рассматривать содержание ежегодных семинаров, конференций по
рационализации, изобретательству и полезным решениям и сметы необходимых затрат
для их организации.
11.1.3.3. При необходимости, любой специалист СП может быть привлечён к
работе Постоянно действующей комиссии.
11.1.3.4. В случае рассмотрения заявления на рационализаторское предложение со
сложным содержанием или жалобы, при необходимости заявитель может быть привлечен
к участию в совещании постоянно действующей комиссии для выяснения нерешённых
вопросов.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
46
11.1.3.5. Постоянно действующая комиссия СП по рационализации и
изобретательству проводит при необходимости свои совещания, но не меньше одного
раза в квартал.
11.1.3.6. Право членов Постоянно действующей комиссии по рационализации и
изобретельству
а. В состав комиссии входят 9 человек
б. Набавка для членов Комиссии:
- Председатель: 150 USD/месяц;
- Зам. председателя и Секретарь: 120 USD/месяц каждому;
- Члены Комиссии: 100 USD/месяц каждому.
в. Оплата производится ежеквартально и по приказу Генерального директора СП.
11.2. Функции отделов Аппарата управления дирекции и подразделений СП
11.2.1. Производственно-технический отдел СП (ПТО СП):
- Обеспечивать инструктаж отделам и подразделениям СП по исполнению
настоящего Положения;
- Оказывать помощь работникам СП в ознакомлении с методиками, процедурами
составления заявлений на рационализаторские предложения, а также заявок на получение
Патентов на изобретения или полезные решения;
- Усовершенствовать процедуры оформления, подачи, регистрации заявок и
осуществлять контроль за рассмотрением заявок на получение Патентов;
- Организовывать сбор Отзывов на решения, предлагаемые в заявлениях на
рационализаторские предложения, согласно настоящего Положения;
- Оформлять и направлять в ГКНГ заявления на рационализаторские предложения,
указанные в п. 3.2.7.3. настоящего Положения и осуществлять контроль за ходом
рассмотрения данных заявлений;
- Разрабатывать Заключения на решения, предлагаемые в заявлениях на
рационализаторские предложения и представлять их компетентному руководителю СП
на утверждение;
- Оформлять Удостоверения на рационализаторские предложения и представлять
их компетентному руководителю СП на подписание;
- Своевременно направлять ПЭО СП все документы, связанные с заявлениями на
рационализаторские предложения, копии Патентов, соответствующие критериям расчёта
эффекта от внедрения рационализаторских предложений, изобретений или полезных
решений;
- Составлять и представлять компетентным руководителям СП документы в
соответствии с п. 7 настоящего Положения на утверждение и подписание;
- Совместно с профсоюзными организациями и организацией молодёжи имени Хо
Ши Мина в СП организовывать семинары по темникам и обмену опытом между
подразделениями в СП в области рационализации, изобретательства и полезных
решений;
- В течении 10 дней после окончания первого квартала, полугодия, 9-ти месяцев и
года, составлять отчёты или справки о результатах деятельности по рационализации,
изобретательству и полезным решениям СП в соответствии с указанными сроками;
Для подготовки общих отчётов о производственной деятельности СП и обобщения
результатов социалистического соревнования в СП, направлять в Планово-
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
47
экономический отдел СП и отдел Организации труда и 3аработной платы СП
вышеуказанные отчёты или справки.
- Составлять и направить в Планово-экономический отдел СП Смету затрат,
установленных в годовом финплане СП на деятельность по рационализации,
изобретательству и полезным решениям. В ходе составления сметы затрат на
вышеуказанную деятельность необходимо указывать нижеследующие расходы:
- Вознаграждения, поощрительное премирование;
Материальное
поощрение
выплачиваемое
персоналу,
коллективам,
подразделениям СП - Победителям ежегодного Смотра-Конкурса по рационализации,
изобретательству и полезным решениям;
- Затраты на организацию семинаров и конференций по рационализации,
изобретательству и полезным решениям;
- Все затраты и расходы, связанные с заявками на получение Патентов на
изобретения или полезные решения и поддержанием Патентов в силе;
- Готовить и представлять Генеральному директору СП на утверждение приказы о
создании Постоянно действующей комиссии СП по рационализации и изобретательству,
а также о дополнениях, изменениях состава данной комиссии;
- Организовывать и готовить повестку совещаний Постоянно действующей
комиссии СП по рационализации и изобретательству;
- Осуществлять соответствующий контроль и докладывать Постоянно
действующей комиссии о состоянии исполнения настоящего Положения;
- Разрабатывать и выдавать рекомендации по внесению возможных необходимых
поправок в настоящее Положение;
- Рассмотрение и выдача оценки в течении 5 дней квартала, оформление и
представление Генеральному директору СП на утверждение Приказа о денежной выплате
по п.п. 6.3.4, 11.1.3.6. и 12.8.4 за минувший квартал;
- Организовать конференцию по итогам результатов деятельности в области
рационализации, изобретательства и полезных решений СП, 3 года\раз;
- Организовать и принимать участие в творческие технические конкурсы ГКНГ
Петровьетнам, провинции Бария-Вунг Тау и VIFOTEC;
- Для заявок на выдачу Патента на изобретение или полезное решение, необходимо
оформлять и направлять документы по заявке в управление интеллектуальной
собственности, через ГКНГ Петровьетнам;
- Составлять и представлять Постоянно действующей комиссии по
рационализации и изобретательству СП “Критерий рассмотрения и оценки Смотраконкурса по рационализации, изобретательству и полезным решениям“;
- До 15.10 каждого года составлять и направлять в ГКНГ Петровьетнам “Отчет по
итогам деятельности рационализации, изобретательства и полезных решений СП” в
соответствии с статьей 19 Положения об организации рационализации и
изобретательства ГКНГ Петровьетнам от 17.02.2011г.
11.2.2. Планово-экономический отдел СП ( ПЭО СП )
11.2.2.1. Направлять в производственно-технический отдел СП результаты
определения эффектов от внедрения в соответствии с п. 5.2 настоящего Положения.
11.2.2.2.
В
ходе
расчёта
экономических
эффектов
от
внедрения
рационализаторских предложения, изобретений или полезных решений, ПЭО СП вправе
согласовывать с отделами СП вопросы, касающиеся применяемой техники, технологии,
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
48
объема выполненных работ, снабжения МТР, номенклатуры товаров, а также всех затрат,
связанных с их разработкой и внедрением.
- Для своевременного и достоверного расчёта эффекта от внедрения, ПЭО СП
вправе запрашивать автора/соавторов или подразделения, имеющие отношения к
данному вопросу, представить необходимые документы и данные.
11.2.2.3. В случае задержки в ходе расчётов эффективности от внедрения
рационализаторского предложения, изобретения, полезного решения по сроку,
установленному в п. 5.2.1. настоящего Положения в связи с затруднениями, ПЭО СП
должен в письменной форме доложить об этом Постоянно действующей комиссии СП по
рационализации и изобретательству для рассмотрения и принятия своевременного
решения.
11.2.2.4. Обеспечивать методический инструктаж экономическим службам
подразделений СП в ходе обоснования и расчёта предполагаемой эффективности, а также
фактического экономического эффекта, полученных от внедрения рационализаторских
предложений, изобретений, полезных решений.
11.2.2.5. Обобщить и представить на утверждение, Сметы затрат, установленных в
годовом финплане СП. Денежные средства на деятельность рационализации,
изобретательства и полезных решений, выделенные из “Расхода на производство” СП.
11.2.2.6. Принимать участие в составлении расчетов фактических экономических
эффектов от внедрения в соответствии с п.12.3.2.
11.2.2.7. Принимать участие работы в сответствии с п. 13 настоящего Положения.
11.2.3. Финансово-бухгалтерский отдел СП ( ФБО СП )
11.2.3.1. Принимать участие в составлении расчётов фактических экономических
эффектов от внедрения рационализаторских предложений, изобретений или полезных
решений, согласно пп. 5.2.3.2 и 12.3.2. настоящего Положения.
11.2.3.2. Своевременно производить выплату всех видов вознаграждений,
поощрительных премирований.
11.2.3.3. Осуществлять необходимый контроль за выплатой вознаграждений,
поощрительных премирований, выплачиваемых подразделениями СП согласно
настоящему Положению.
11.2.3.4. Производить выплату всех видов затрат, расходов связанных с заявками
на получение Патентов на изобретения или полезные решения и поддержание их в силе.
11.2.3.5. Производить выплату затрат, утверждённых руководством СП на
организацию проведения семинаров, конференций, выставок по рационализации,
изобретательству, полезным решениям и других, связанных с ними расходов.
11.2.2.6. Принимать и нести ответственность за работу в сответствии с п. 13
настоящего Положения.
11.2.4. Отдел Организации труда и Заработной платы СП ( ООТиЗП СП ):
- В ходе подведения итогов социалистического соревнования в СП, использовать
результат, достигнутый коллективами и работниками по СП в движении за внедрение
рационализаторских предложений, изобретений и полезных технических решений как
показатель для рассмотрения соревнования и премирования;
- Принимать участие в составлении расчётов фактических экономических
эффектов от внедрения рационализаторских предложений, изобретений, полезных
решений, эффекты от внедрения
которых связаны с расходом труда и трудовыми
затратами, согласно пп. 5.2.3.2., 12.3.2 настоящего Положения.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
49
11.2.5. Общие обязанности отделов Аппарата управления дирекции СП:
- В течении 10 дней с даты получения письма от руководства СП на рассмотрение
заявления на рационализаторское предложение, начальник отдела СП должен
своевременно рассмотреть и направить в ПТО СП Отзыв и Заключения по данному
заявлению. В Отзыве по предложению должны указываться новизна, целесообразность и
возможность его внедрения в производственных условиях СП и ожидаемый эффект от
внедрения, а также выдать конкретные замечание и рекомендации по нему.
11.2.6. Общие обязанности производственных структурных подразделений СП
11.2.6.1. Давать поручения компетентному руководителю своего подразделения по
осуществлению контроля за выполнением работ по рационализации, изобретательству и
полезным решениям, включая следующие меры:
- Конкретизировать работу по рационализации и изобретательству и полезным
решениям в рамках своего подразделения, согласно настоящего Положения;
- Поручать функциональному отделу/службе подразделения осуществление
управления и контроля за деятельностью по рационализации, изобретательству и
полезным решениям;
- Создавать Постоянно действующую комиссию подразделения по рационализации
и изобретательству;
- Совместно с профсоюзными организациями и Коммунистической организацией
молодёжи имени Хо Ши Мина обеспечивать оперативный инструктаж и стимулировать
работников своего подразделения к активному участию в движении по рационализации,
изобретатательству и полезным решениям и организовывать семинары по темникам в
подразделении по рационализаторской деятельности;
- Составлять графики испытаний, внедрения рационализаторских предложений,
изобретений, полезных решений и осуществлять контроль за их выполнением;
- Своевременно рассматривать и выдавать Заключения или Отзывы по
предлагаемым предложениям в заявлениях на рационализаторские предложения,
составленные сотрудниками других подразделения, содержания которых связанных с
производственной деятельностью своего подразделения
- Направлять в ПТО СП следующие документы:
+ Ежегодно до 20 декабря текущего года, подробный План-график по темникам на
рационализаторские предложения на следующий год, утвержденный руководством
подразделения;
+ Приказы о создании Постоянно действующей комиссии по рационализации и
изобретательству и об изменениях состава данной комиссии;
- Организовать конференцию по итогам результатов деятельности рационализации
и изобретательства подразделения за каждый год.
Выделение денежных средств на организацию конференции по итогам
деятельности рационализации и изобретательства расматривается Постоянно
действующей комиссией по рационализации и изобретательству СП только для
подразделения занявшего от треьтего места и выше, при этом поразделение получившее
первый раз приз, поощривается призом по Смотро-конкурсу в году
11.2.6.2. Кроме общих обязанностей, указанных в п. 11.2.6.1, НИПИ, при
необходимости должен составить проектные документы для обслуживания внедрения
рационализаторских, изобретений и полезных решений в производство СП.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
50
12. Положение по передаче некоторых прав
подразделениям СП при рассмотрении, выплате
вознаграждения по рационализаторским предложениям
12.1. Условия для передачи прав подразделениям:
На основании результатов, достигнутых подразделениями СП в последние годы в
рационализаторской деятельности и для повышения её эффективности, а также
ответственности компетентных руководителей подразделений СП в проведении
рационализаторской деятельности, Генеральный директор СП издаёт Приказ о передаче
некоторых прав подразделениям СП по рассмотрению и выплате вознаграждений по
рационализаторским предложениям.
Издание Приказа Гендиректора СП о поручении подразделениям некоторых
вышеупомянутых прав проводится на основании следующих условий:
а. Подразделение, в котором осуществляется движение, разработка и внедрение
рационализаторских предложений с учётом их регулярности, количественных и
качественных показателей по рекомендации Постоянно действующей комиссии СП по
рационализации и изобретательству.
б. Подразделение, имеющее свой отдельный бухгалтерский счёт.
12.2. Порядок
предложения
рассмотрения
заявлений
на
рационализатоские
12.2.1. В течение 01 месяца со дня получения заявления на рационализаторское
предложение, подразделение обязано провести его рассмотрение, согласно настоящего
Положения. Заключение о Признании предложения рационализаторским или об
Отказе от его признания таковым или выдача соответствующих рекомендаций, должно
быть утверждено или рекомендовано компетентным руководителем на основании
результатов оценки, представленных Комиссией подразделения по рационализации и
изобретательству, а именно:
а. Заключение о признании предложения рационализаторским или об отказе от его
признания, содержание которого относится только к производственной деятельности
данного подразделения. (В случае автором/соавтором заявления является главный
инженер или зам.директора должно быть рассмотрено и утверждено директором
подразделения).
б. Рекомендации, направляемые руководству СП по заявлениям на
рационализаторские предложения применительно для следующих заявлений:
- Содержание предлагаемого предложения в заявлении непосредственно относится
к производственной деятельности других подразделений СП;
- Содержание предлагаемого предложения в заявлении изменяет проект,
технологическую схему, утверждённые СП, ГКНГ или другими организациями;
- Автором/соавтором заявления является руководитель СП или директор
подразделения.
12.2.2. Все заявления указанные в п. 12.2.1, подразделение после рассмотрения,
должно своевременно направлять их в ПТО СП по п. 3.2. настоящего Положения.
Работа по
рассмотрению
заявления
и
выдачи Удостоверения
на
рационализаторское предложение осуществляется в соответствии с настоящим
Положением, а именно:
а. В отношении случаев, указанных в п. 12.2.1. (а), в течение 15 дней с даты
получения заявления на рационализаторское предложение с результатом его
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
51
рассмотрения и на основании соответствия предоставленных документов требованиям по
признанию предложений рационализаторскими, Главный специалист СП по
рационализации, изобретельству, Заместители председателя Постоянно действующей
комиссии СП должны окончательно рассмотреть, выдать по нему Заключение и
представить его Главному инженеру СП на рассмотрение, утверждение и выдачу
Удостоверения.
В случае отказа выдачи Удостоверения на рационализаторское предложение,
Главный инженер СП обязан дать письменный ответ с указанием причин отказа.
б. В отношении случаев указанных в п.12.2.1.(б), заявления на рационализаторские
предложения рассматриваются в соответствии с п.3.2.
12.2.3. После выдачи Удостоверения на рационализаторские предложения, все
заявления, авторы/соавторы которых являются сотрудниками данного подразделения и
внедряются в подразделении, должны быть опять направлены в соответствующее
подразделение для осуществления работ по их внедрению и выплаты вознаграждения,
согласно настоящего Положения.
12.3. Порядок расчета и утверждения эффекта от внедрения
12.3.1. Для рационализаторского предложения, эффект от внедрения которого не
выражается в денежной форме или выражается в денежной форме (создающего
экономию) до 50.000 USD, Заключение об отсутствии экономии или Расчет по
фактическому экономическому эффекту по нему утверждается директором
подразделения.
12.3.2. Для рационализаторского предложения, фактический экономический
эффект от внедрения которого выше 50.000 USD, Расчет по фактическому
экономическому эффекту утверждается Генеральным директором или Первым
Замгендиректора СП на основании предложения руководителя заинтересованного
подразделения при согласовании с ПЭО СП, ФБО СП, ООТиЗП СП (если эффект от
внедрения связан с расходом труда и трудовыми затратами) и Главным экономистом СП.
12.3.3. Порядок, сроки расчёта фактического экономического эффекта
устанавливаются в соответствии с п. 5.2. настоящего Положения.
12.4. Порядок расчёта размеров для выплаты вознаграждения и
поощрительного премирования:
- Расчет проводится в соответствии с пп. 6, 7, 9 настоящего Положения на
основании достигнутого эффекта, указанного в п. 12.3.
12.5. Издание Приказа о выплате вознаграждения, поощрительного
премирования и представления руководителю подразделения на подписание:
- Издание Приказа осуществляется в соответствии с содержанием, указанным в п.
7.3. настоящего Положения.
12.6. Мероприятия для оценки и повышения
рационализаторской деятельности подразделения:
эффективности
- Ежегодно организовывать в подразделении семинар по темникам или
конференцию по рационализации, изобретательству и полезным решениям и
представлять Председателю Постоянно действующей комиссии СП по рационализации и
изобретательству отчет по ним;
- До 15.10 текущего года составить и представить в ПТО СП Смету затрат на
организацию семинара по темникам или конференции по рационализации,
изобретательству и полезным решениям в следующем году.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
52
- В течение 5 дней с окончания текущего квартала и года, направлять в ПТО СП
отчет по результатам с оценкой рационализаторской деятельности подразделения за
минувший квартал и год.
12.7. Информация по расчету эффектов от внедрения и выплате:
В течение 5 дней с даты издания Приказа о выплате вознаграждения,
подразделение должно направлять в ПТО СП копию данного Приказа с приложенными
нижеследующими документами:
- Заключение СП по заявлению на рационализаторское предложение о принятии;
- Акт на внедрение рационализаторского предложения, согласно п. 7.3.1 и
Приложения 3.1;
- Расчёт фактического экономического эффекта или Заключение об отсутствии
экономического эффекта от внедрения;
- Расчёт размера выплаты вознаграждения автору\соавторам;
- Расчеты размеров выплаты поощрительного премирования (если есть).
12.8 Создание Постоянно действующей комиссии (ПДК)
рационализаторской и изобретательской деятельности подразделения
по
12.8.1. ПДК по рационализаторской и изобретательской деятельности
подразделения осуществляет всеобъемлющую консультацию и руководство своего
подразделения в деятельности рационализации, изобретения и полезных решений.
12.8.2. Конкретные функции, обязанности и полномочия предусматриваются
директором подразделения.
12.8.3. В состав Комиссии входят передовые специалисты с высоким
профессиональным знанием максимально 5 человек.
12.8.4 Набавка членам комиссии в следующем размере:
- Председатель комиссии: 100 USD/месяц;
- Зам. Председателя и секретарь: 75 USD/месяц каждому;
- Члены: 50 USD/месяц каждому.
12.8.5. Постоянно действующая комиссия подразделения по рационализации и
изобретательству проводит при необходимости свои совещания но не меньше одного
раза в месяц.
12.8.6. Оплата производится ежеквартально и по приказу директора
подразделения, после получения общего приказа Генерального директора СП.
12.8.7. В подразделении, которое допускает бездеятельность по рационализации
или имеется деятельность со слабыми показателями в соответствующем времени (по
фактической оценке), пособие членам комиссии данного подразделения не будет
выплачиваться.
12.9. Обязанность руководства подразделений:
12.9.1. Руководство подразделений обязано принять меры, обеспечивающее
высокую активность движения в деятельности рационализации-изобретательства своего
подразделения с высокой эффективностью.
12.9.2. Руководство подразделений отвечает за выплату денежных средств в
соответствии с требованием настоящего Положения и несет ответственность перед
Генеральным директором СП за нарушения при определении эффекта от внедрения и
денежной выплате вознаграждения и поощрительной премии и других денежных видов.
12.9.3. Руководство подразделений несет ответственность перед Генеральным
директором СП Вьетсовпетро за бездеятельность и слабую деятельность в области
рационализации и изобретательства.
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
53
13. Контроль за исполнением Положения
13.1.1. Ежегодно организовывать комиссию для контроля за исполнением
Положения. По полученным результатам докладывать Постоянно действующей
комиссии СП по рационализации и изобретательству СП, а при необходимости
докладывать генеральному директору СП, о достоверности расчётов фактических
экономических эффектов, о размерах денежных выплат работникам, выполненных
отделами и подразделениями СП, указанные в пп. 5, 6, 7, 11, 12.3 настоящего Положения.
13.1.2. Финансово-Бухгалтерский отдел СП организует и несет ответственность
работу, выполняемую в п. 13.1.
14. Исполнение настоящего Положения
14.1. Настоящее Положение вводится взамен “Положения об организации работ по
рационализаторской и изобретательской деятельности СП”, утверждённое 18.01.2001
года и Дополнения к нему.
14.2. В процессе исполнения Положения, любое лицо или подразделение имеет
право дать предложение в письменном виде, Постоянно действующей комиссии по
рационализации и изобретательству СП о нецелесообразности и не конкретности
некоторых пунктов Положения. Постоянно действующая комиссия по рационализации и
изобретательству СП несет ответственность за рассмотренные предложения и
представляет Генеральному директору СП наиболее ценные предложения для
дополнения или изменения настоящего положения.
14.3. Настоящее Положение вступает в силу со дня даты его подписания
Гендиректором СП. Любое требуемое внесение поправок в настоящее Положение или
замена данного Положения осуществляется Приказом Генерального директора СП.
_____________________________________________________________________
Phần Phụ lục
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
54
Часть Приложений
(kèm theo Quy chế hiện hành\к настоящему Положению)
Danh mục các Phụ lục kèm theo Quy chế hiện hành
Список приложений к настоящему Положению
stt
ПП
1
2
3
4
5
6
7
Tên Phụ lục
Nội dung Phụ lục
Ghi chú
Название Прил.
Содердание Приложения
Примечание
Bằng tiếng Việt
Mẫu Đơn đăng ký sáng kiến
Phụ lục № 1
Форма Заявления на рационализа- На русском языке
Приложение 1
торское предложение
Mẫu Giấy chứng nhận sáng kiến
Phụ lục № 2
Форма Удостоверения на рационализаПриложения 2
торское предложение
Mẫu Biên bản áp dụng sáng kiến
Phụ lục № 3.1
Приложение 3.1 Форма Акта на внедрение рационализаторского предложения
Mẫu Biên bản áp dụng sáng chế (SC) hoặc
Phụ lục № 3.2
giải pháp hữu ích (GPHI)
Приложение 3.2 Форма Акта на внедрение изобретения
Bằng tiếng Việt &
русском языках
Bằng tiếng Việt
На русском языке
Bằng tiếng Việt
На русском языке
Quy chế về hoạt động sáng kiến, sáng chế & giải pháp hữu ích trong Vietsovpetro
8
9
10
11
12
13
14
или полезного решения
Mẫu Biên bản áp dụng thử nghiệm đề
Phụ lục № 3.3
xuất\giải pháp
испытательное
Приложение 3.3 Форма Акта на
внедрение предложения\решения
Mẫu Tờ khai đăng ký SC hoặc GPHI
Phụ lục № 4
Форма заявки на выдачу Патента
Приложение 4
Mẫu Bằng độc quyền đối với sáng chế
Phụ lục № 5
Форма Патента на изобретание
Приложение 5
Mẫu Bằng độc quyền đối với GPHI
Phụ lục № 6
Форма Патента на полезное решение
Приложение 6
Giá trị của các hệ số tính Н1, Н2, Н3, Н4
Phụ lục № 7
Значения коэффициентов Н1, Н2, Н3, Н4
Приложение 7
55
Bằng tiếng Việt
На русском языке
Bằng tiếng Việt\
На Вьетнамском
Bằng tiếng Việt\
На Вьетнамском
Bằng tiếng Việt\
На Вьетнамском
Bằng tiếng Việt
На русском языке
Download