Tóm tắt đề tài

advertisement
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
Mã số: QN. 04. 06
NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
THÔNG DỤNG TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NGA
(XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ)
Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN THỊ NGÀ
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN
1
HÀ NỘI, 2006
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất để thể hiện tư duy của con
người đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu nền văn hóa của mỗi một dân tộc. Ý nghĩa
và nội dung văn hóa dân tộc được thể hiện rõ nét nhất trong các đơn vị ngôn ngữ đặc biệt thành ngữ và tục ngữ (ThN – TN).
1.2. Cũng như mọi dân tộc trên trái đất, mỗi một thế hệ của dân tộc Nga tích lũy vốn
sống thông qua quan sát thế giới khách quan, quan sát đời sống tự nhiên, các mối quan hệ
xã hội và gia đình, và những quan sát, những kiến thức và kinh nghiệm này được phản ánh
trong ngôn ngữ, văn học dân gian và nghệ thuật thơ ca của nhân dân Nga. Hoàn toàn có thể
gọi ThN - TN tiếng Nga là “bách khoa toàn thư” phản ánh cuộc sống của dân tộc Nga.
1.3. Trong tình hình dạy và học tiếng Nga hiện nay, một trong những trở ngại đáng
kể trong giao tiếp bằng tiếng Nga nhiều khi không phải do thiếu hụt về kiến thức hay kỹ
năng ngôn ngữ mà là sự thiếu hụt về hiểu biết văn hoá dân tộc bản ngữ. Sự thiết thực của
việc nghiên cứu ThN - TN còn có một lí do nữa là phần lớn giáo trình tiếng Nga cho người
nước ngoài hiện nay dựa vào từ vựng trung hòa về phong cách và “thuần” Nga, xa với ngôn
ngữ sống thực tế.
Nghiên cứu ThN – TN không chỉ là một khâu quan trọng trong trong việc nắm ngôn
ngữ, mà nó còn giúp nâng cao văn hóa của lời nói.
2
1.4. Đề tài này xuất phát từ mong muốn giúp người Việt Nam học tiếng Nga nắm
thêm một phần rất khó mà lại có tần số sử dụng cao trong từ vựng tiếng Nga – ThN - TN.
Để nắm và sử dụng đúng và đúng chỗ ThN - TN Nga, việc tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ,
văn hóa, lịch sử, tâm lí và xã hội của các ThN - TN Nga trên cơ sở so sánh đối chiếu các
đặc điểm đó với ThN - TN tiếng Việt là cần thiết.
Vì lí do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU
THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ THÔNG DỤNG TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NGA
(XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ)” làm đề tài nghiên cứu, với hi
vọng cung cấp cho người học tiếng Nga và những người quan tâm đến tiếng Nga thêm một
phần vốn kiến thức về loại hình ngôn ngữ đặc biệt này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài này, bằng việc nêu các nét tương đồng và khác biệt của ThN - TN trong
tiếng Việt và tiếng Nga xét trên bình diện ngôn ngữ và văn hóa, chúng tôi muốn đi đến kết
luận rằng ở các nơi khác nhau trên trái đất, các dân tộc có tâm lí, tư duy, quan điểm gần
giống nhau, song mỗi dân tộc đều có những cách thức thể hiện tư duy độc đáo riêng của
mình qua ngôn ngữ dân tộc, phản ánh thực tế xã hội, thực tế tự nhiên của môi trường nơi
dân tộc đó đang sống.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Dựa trên khoảng 350 ThN - TN thông dụng trong tiếng Việt để tìm các ThN – TN
tương đương trong tiếng Nga.
- Nêu các nét tương đồng và khác biệt về mặt ngôn ngữ và văn hóa của các ThN TN trong tiếng Việt và tiếng Nga.
4. Đối tượng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu các nét tương đồng và khác biệt của ThN –
TN tiếng Việt và tiếng Nga xét về các đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa thông qua việc so
sánh đối chiếu ThN – TN tiếng Nga tương đương với khoảng 350 ThN – TN thông dụng
trong tiếng Việt.
Vì vậy, nguồn tư liệu, ngữ liệu chủ yếu được sử dụng cho đề tài là các từ điển thành
ngữ, tục ngữ, sách, báo và các công trình nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ của hai thứ
tiếng Việt và Nga.
3
5. Đóng góp của đề tài
- Đề tài sẽ góp phần bố sung thêm vào các công trình nghiên cứu đối chiếu ThN TN tiếng Việt và tiếng Nga.
- Bằng việc tìm các nét tương đồng và khác biệt giữa ThN - TN tiếng Việt và ThN TN tiếng Nga, đề tài nêu được các giá trị ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc.
- Cung cấp thêm hiểu biết về văn hóa cũng như vốn từ vựng nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học tiếng Nga, mang lại những điều lí thú và bổ ích cho những người quan
tâm đến tiếng Nga.
- Đóng góp một phần vào công tác biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ cho việc dạy
và học tiếng Nga.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, diễn tả, quy nạp, tổng hợp và so sánh dựa trên
các tiêu chí ngôn ngữ, văn hóa dân tộc.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 4 chương:
Chương I: Khái niệm chung về thành ngữ, tục ngữ
Chương II: Các nét tương đồng của ThN - TN tiếng Việt và ThN - TN tiếng Nga
Chương III: Các nét khác biệt của ThN - TN tiếng Việt và ThN - TN tiếng Nga
Chương IV: Một số đề xuất đối với việc dạy/học và biên soạn tài liệu bổ trợ tiếng Nga
CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
1. Khái niệm chung về thành ngữ
Mặc dù thành ngữ được bắt đầu nghiên cứu từ lâu và đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu thành ngữ, nhưng đến nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất.
Trong đề tài này chúng tôi xin đưa ra một số đặc điểm chung nhất của thành ngữ đã
được nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh:
+ Thành ngữ là tập hợp từ cố định cả về hình thức và nội dung.
4
+ Giống như một từ, thành ngữ thực hiện chức năng định danh, đồng thời xác định
tính chất của người, vật và hành động. Và, như một từ, thành ngữ có ý nghĩa từ vựng và ý
nghĩa ngữ pháp.
+ Thành ngữ định rõ đặc tính của người, vật, hành động, có mang sắc thái biểu cảm
của người nói.
+ Thành ngữ có tính hình tượng hoặc biểu trưng. Thành ngữ vừa cô đọng, vừa sinh
động và giầu hình tượng.
+ Trong ngôn ngữ, từ có thể có nghĩa đen và nghĩa bóng, nhưng khác với từ, nghĩa
của thành ngữ luôn luôn là nghĩa bóng, nghĩa hình ảnh. Nghĩa chung của thành ngữ là nghĩa
“ẩn giấu” của tập hợp từ.
+ Về thành phần, đôi khi thành ngữ có dạng giống như những tập hợp từ đơn giản,
được sử dụng với nghĩa đen. Khi đó chỉ có ngữ cảnh tình huống mới có thể giúp chúng ta
hiểu rằng trước mặt chúng ta là một thành ngữ hay một tập hợp từ. Ví dụ, thành ngữ
“Махнуть рукой (на кого-либо, на что-либо)” có nghĩa là “Không còn quan tâm đến ai,
đến cái gì đó, thôi không làm một việc gì đó”:
Сын махнул рукой на учёбу, пропускал лекции, бросил университет и не
получил диплом. (Cậu con trai không nghĩ đến chuyện học hành nữa, nghỉ học nhiều, bỏ
trường đại học và không được nhận bằng tốt nghiệp).
Nhưng tập hợp từ “махнуть рукой” dùng trong tiếng Nga với nghĩa đen thì lại là
“vẫy tay”:
Прохожий, который стоял на дороге, махнул рукой, и такси остановилось.
(Người đi đường đứng trên phố vẫy tay, và chiếc taxi dừng lại).
2. Khái niệm chung về tục ngữ
Về tục ngữ đã có rất nhiều công trình nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu định nghĩa
tục ngữ theo các cách khác nhau.
Có thể tóm tắt các đặc điểm của tục ngữ như sau:
+ Là phát ngôn hoàn chỉnh, có cấu trúc tương đương với câu, có thể sử dụng độc lập
như một đơn vị giao tiếp. Nói cách khác, là một phán đoán.
+ Là hiện tượng ý thức xã hội, là hình thức tư duy của dân tộc.
+ Có chức năng thông báo.
5
+ Có tính giáo huấn.
+ Có vần điệu, nhịp điệu.
3. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
3.1. Những đặc điểm chung của thành ngữ và tục ngữ
+ Thể hiện những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.
+ Phản ánh nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng.
+ Đúc kết kinh nghiệm của con người đối với tự nhiên, xã hội, gia đình...
3.2. Những nét khác biệt của thành ngữ và tục ngữ
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ đến nay vẫn còn là vấn đề phức tạp. Các nhà nghiên
cứu có các quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Dựa trên những phân tích về sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ của một số nhà
khoa học, có thể tóm tắt những nét khác nhau cơ bản của chúng như sau:
+ Thành ngữ là sự miêu tả các hiện tượng + Tục ngữ là những lời khuyên răn, là những
tự nhiên và xã hội, là những khái niệm.
bài học về kinh nghiệm, là những phán đoán .
+ Thành ngữ là cụm từ cố định, có khi + Tục ngữ là những câu có ý trọn vẹn và hoàn
được sử dụng tương đương với một từ.
chỉnh.
+ Thành ngữ có chức năng định danh.
+ Tục ngữ có chức năng thông báo.
+ Thành ngữ là hiện tượng ngôn ngữ, + Tục ngữ là hiện tượng ý thức xã hội, thuộc
thuộc bình diện ngôn ngữ.
bình diện lời nói.
+ Thành ngữ chỉ có nghĩa bóng.
+ Tục ngữ có nghĩa đen và nghĩa bóng
+ Tục ngữ là những câu súc tích ngắn gọn, có
tính vần điệu và nhịp điệu.
Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, với mục đích đối chiếu so sánh, nêu những nét
tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá dân tộc được thể hiện bởi ThN - TN,
chúng tôi xem xét ThN - TN như một khối không tách bạch. Bởi vì cả thành ngữ và tục ngữ
đều là sự đúc rút kinh nghiệm, là kết tinh trí tuệ của nhân dân, phản ánh trình độ văn hoá,
tâm lí, lối nghĩ, lối nói, tập quán, truyền thống của dân tộc.
CHƯƠNG II
CÁC NÉT TƯƠNG ĐỒNG CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
6
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NGA
1. Tương đồng về mặt ngôn ngữ
1.1. Tương đồng về ngữ âm
1.1.1. Tính nhịp điệu
Tục ngữ trong tiếng Việt và tiếng Nga đều có tính nhịp điệu được thể hiện ở các dạng đối.
Thường thường tục ngữ đối có số lượng âm tiết chẵn, chia làm hai vế đều nhau, đối nhau.
Ví dụ: Tham / bát // bỏ / mâm
Малое / пожалеешь, // большое / потеряешь (Tiếc cái nhỏ, mất cái to)
Đối trong ThN – TN tiếng Việt và tiếng Nga được thể hiện ở các dạng sau:
+ Đối ý giữa hai vế
No bụng // đói con mắt
Душа не принимает, // а глаза всё больше просят (Bụng không muốn nhưng mắt
đòi thêm)
+ Đối lời giữa hai vế
no / đói; bụng / con mắt - душа / глаза; не принимает / всё больше просят
+ Đối hai vế tương đồng về nghĩa, gần nghĩa
Kẻ tám lạng // người nửa cân
Два сапога // пара (Hai chiếc giầy là một đôi)
+ Đối hai vế có nghĩa trái ngược nhau
No bụng // đói con mắt
Душа не принимает, // а глаза всё больше просят
1.1.2. Lặp lại âm thanh
+ Lặp lại nguyên âm
Trong một số ThN – TN nguyên âm được lặp lại, còn phụ âm thì giữ nguyên:
Đầu xuôi đuôi lọt
Где рука, там и голова (Tay đâu đầu đấy - "Bút sa gà chết")
+ Lặp lại cả nguyên âm và phụ âm
Cái nết đánh chết cái đẹp
7
Дружба дружбой, а служба службой (Tình bạn là tình bạn, công việc là công
việc - "Việc công anh cứ phép công anh làm")
+ Lặp lại cả từ
Lợn lành thành lợn què
Сто голов, сто умов (Trăm người trăm ý - "Chín người mười ý")
1.2. Tương đồng về từ vựng
Đó là sự tương đồng về mặt ngữ nghĩa giữa các từ trong các ThN - TN được coi là
tương đương của hai thứ tiếng. Ví dụ:
Như chó với mèo - Как кошка с собакой (Như mèo với chó)
như → как; chó → собака; với → с; mèo → кошка
1.3. Tương đồng về cấu trúc
+ Được cấu tạo bằng các đoản ngữ động từ:
Chọc gậy bánh xe
Вставлять палки в колёса (Chọc gậy bánh xe)
+ Được tạo lập bằng danh ngữ và tính ngữ:
Lá mặt lá trái
Двуликий человек (Người lá mặt lá trái)
+ Được tạo lập bằng hai danh từ:
Mạt cưa / mướp đắng
Cмех / и горе (Dở cười dở khóc)
+ Sử dụng mô hình cấu trúc có sẵn, lặp lại các từ để tách các tổ hợp song tiết:
- Lặp lại động từ:
Bằng mặt mà không bằng lòng
Не имей сто рублей, имей сто друзей. (Đừng có một trăm rúp, hãy có một trăm
người bạn)
- Lặp lại danh từ:
Mắt tròn mắt dẹt
Бог дал, бог и взял. (Của trời trời lại lấy đi, Của thiên trả địa)
- Lặp lại số từ:
8
Một sống một mái
Не имей сто рублей, имей сто друзей (Đừng có một trăm rúp, hãy có một trăm
người bạn)
- Lặp lại tính từ:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Не красна изба углами, а красна пирогами (Nhà đẹp không phải bởi các góc nhà
mà bởi bánh nướng)
- Lặp lại hư từ:
Như điên như dại
Близ царя – близ смерти (Gần sa hoàng - gần cái chết)
+ Cấu trúc so sánh:
- Có từ như:
Như chó với mèo
Как кошка с собакой (Như mèo với chó)
- Ẩn từ như:
Đàn gảy tai trâu (Như đàn gảy tai trâu)
Медведь на ухо наступил (Как медведь на ухо наступил) (Gấu hét vào tai)
+ Cấu trúc chủ vị:
Lệnh ông không bằng cồng bà
Муж – голова, жена - шея (Chồng là đầu, vợ là cổ)
+ Cấu trúc câu vô nhân xưng, nhân xưng khái quát
Ác giả ác báo
Что посеешь, то и пожнёшь (Gieo gì gặt nấy)
+ Cấu trúc đối
Tham bát bỏ mâm
Малое пожалеешь, большое потеряешь (Tiếc cái nhỏ, mất cái to)
+ Cấu trúc ngắn gọn
“Vạn sự khởi đầu nan”
“Первый блин – комом” (Bánh tráng đầu tay thường hay vón cục).
1.4. Biến thể từ vựng - ngữ pháp
9
1.4.1. Biến thể từ vựng
“Nước đổ đầu vịt” – “Nước đổ lá khoai”,
“Родиться под счастливой звездой" (Sinh ra dưới ngôi sao hạnh phúc) “Родиться в сорочке" (Sinh ra trong chiếc áo - "Tốt số").
1.4.2. Biến thể về cấu trúc
+ Hoán đổi vị trí các thành tố
"Ghi xương khắc cốt" - “Khắc cốt ghi xương”
"Не красна изба углами, а красна пирогами" - «Изба красна не углами, а
красна пирогами» (Nhà đẹp không phải vì những cái góc mà bởi những chiếc bánh)
+ Tách các thành tố ra khỏi cấu trúc
“Người ta cứ thấy “của rẻ” là ham mà không biết rằng nhiều khi đó còn là “của ôi”
nữa” (Báo Lao động, 01/02/2001)
«Сейчас встретить бегущего в спортивном костюме в Малиновке – не
редкость. И здесь подтвердилось правило: не только «дурной», но и хороший
«пример заразителен» ("Дурной пример заразителен"). (Литературная газета 6-111978)
+ Mở rộng cấu trúc
“Mang con bỏ giữa chợ đời” (Báo Nhân dân, 15/01/2002)
“Отец семерых детей, он был, что называется, мастер на все руки, уж
доподлинно и швец, и жнец, только не в дуду игрец. ("И швец, и жнец, и в дуду
игрец"). (Н. Рыленков, Сказка моего детства)
+ Lược bớt các yếu tố
“Vẫn biết là “thương cho roi cho vọt” (Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho
bùi) nhưng khi tình thương này đến mức tổn hại cả về thể chất và tinh thần thì nó trở thành
mối quan tâm của toàn xã hội.” (báo Lao động, 07/03/2001)
«Наш покупатель не обязан «готовить сани летом» . Он вправе требовать их
в сезон и в свой срок.» ("Готовь сани летом, а телегу зимой")
+ Chuyển đổi loại câu
"Há miệng chờ sung" là câu vô nhân xưng được chuyển thành câu nhân xưng "Đại
lãn chờ sung", "Видна птица по полёту" (Chim hay xem đường bay thì biết - "Trông mặt
10
mà bắt hình dong") là câu nhân xưng chuyển thành câu "Видно птицу по полёту" là câu
vô nhân xưng.
1.5. Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa
Tham bát bỏ mâm – Tham bữa cỗ lỗ buổi cày
Малое пожалеешь, большое потеряешь (Tiếc cái nhỏ, mất cái to) За маленьким погнался – большое потерял (Đuổi theo cái nhỏ - mất cái to)
2. Tương đồng về mặt văn hoá
2.1. Tương đồng về tâm lí, quan điểm
Các tác giả của cuốn sách “Русские пословицы, поговорки и крылатые
выражения" phân loại tục ngữ theo 84 chủ điểm. Các chủ điểm này đề cập đến tất cả các
mặt của cuộc sống: tình yêu tổ quốc, tình yêu, tâm lý yêu lao động, danh dự v.v... . Trong
tiếng Việt cũng có các ThN – TN thuộc tất cả các chủ điểm này. Ví dụ:
+ Tổ quốc, quê hương
В гостях хорошо, а дома лучше (Làm khách thì tốt nhưng ở nhà tốt hơn)
Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
+ Tình yêu
Для милого дружка и серёжка из ушка (Yêu ai hoa tai cũng tặng)
Yêu nhau con chấy cắn đôi
+ Lao động, yêu lao động
Без труда не вынешь (и) рыбку из пруда (Không vất vả, không bắt được cá )
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
Điều này chứng tỏ rằng hai dân tộc Việt và Nga có nhiều tương đồng về tâm lý và
quan điểm sống.
2.2. Tương đồng về quan sát đặc điểm của tự nhiên, quy luật thiên nhiên, đặc
điểm của vật thể, động vật...
Các ThN - TN “Nước chảy đá mòn” – “Вода камень точит”, “Cá lớn nuốt cá bé” –
“Большая рыба маленькую целиком глотает”, “Hồng nào mà chẳng có gai” – “Нет розы
без шипов”.... chứng tỏ dân tộc Việt Nam và dân tộc Nga có những quan sát giống nhau về
quy luật thiên nhiên, đặc điểm của vật thể, động vật.
2.3. Tương đồng về việc đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống
11
So sánh thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt với tiếng Nga , chúng ta thấy cả hai dân tộc
đều có những đúc rút kinh nghiệm tương tự trong cuộc sống. Ví dụ: “Không có lửa làm sao
có khói” – “Дыма без огня не бывает”, “Như chó với mèo” – “Как кошка с собакой”.
3. ThN - TN tiếng Việt – tiếng Nga tương đương hoàn toàn
ThN – TN đương hoàn toàn là ThN – TN tương đương cả về nội dung và cách thức
biểu đạt. Ví dụ: Cha nào con ấy - Каков отец, таков и сын
Chọc gậy bánh xe - Вставлять палки в колёса
Trong đề tài này chúng tôi sưu tầm được 60 ThN – TN thông dụng tương đương
hoàn toàn (Xem phần phụ lục).
CHƯƠNG III
CÁC NÉT KHÁC BIỆT CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NGA
1. Khác biệt về mặt ngôn ngữ
1.1. Khác biệt về ngữ âm
Trong ThN – TN tiếng Việt có sự hoà phối thanh điệu, nhưng trong ThN – TN tiếng
Nga không có hiện tượng này, bởi vì tiếng Nga không có thanh điệu.
ThN - TN của tiếng Việt thường được cấu tạo theo luật đối thanh bằng - trắc:
“Nhà tranh vách đất” (bằng bằng / trắc trắc), "Ăn ốc nói mò" (bằng trắc / trắc bằng)
1.2. Khác biệt về từ vựng
1.2.1. Khác biệt về số lượng thành tố (từ) trong thành ngữ
Thành ngữ tiếng Nga gồm tối thiểu hai từ "Закадычный друг" - “Bạn nối khố”,
thành ngữ tiếng Việt có số lượng thành tố tối thiểu là ba: "Câm như hến", "Im như thóc".
1.2.2. Khác biệt về lựa chọn số từ
Trong thành ngữ tiếng Nga, số 7 được sử dụng nhiều nhất. “Số bảy ở nước Nga từ
lâu được coi là con số mầu nhiệm:
Семеро одного не ждут (Bảy người không đợi một người)
Семь раз примерь, один раз отрежь (Bảy lần đo một lần cắt)
12
Trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, số 3 được sử dụng nhiều nhất, ngoài ra số 7
cũng xuất hiện nhiều. Thường thường có hai số đi song song hoặc chia thành ngữ thành hai
phần để nhấn mạnh toàn bộ thành ngữ: “Năm cha ba mẹ”, “Khôn ba năm dại một giờ”,
“Kiếm củi ba năm thiêu một giờ”, “Ba đầu sáu tay”, “Ba bảy hai mốt ngày”, “Ba mặt một
lời”, “Ba ngày béo bảy ngày gầy”, Ba hồn bảy vía”.
1.2.3. Biến thể về hình thái từ
Trong tiếng Việt không có sự biến đổi về hình thái từ bởi vì tiếng Việt là ngôn ngữ
không biến hình. Thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Nga có sự biến đổi hình thái của từ. Ví dụ:
+ Biến đổi từ động từ chia ở dạng giống đực số ít thành dạng số nhiều:
Начал (Начали) за здравие, а кончил (кончили) за упокой
+ Biến đổi từ dạng mệnh lệnh thức của động từ thành dạng nguyên thể:
Семь раз отмерь, один раз отрежь – Лучше семь раз отмерить, а один раз
отрезать
+ Biến đổi từ động từ ở dạng ngôi thứ hai số ít sang trạng động từ:
Не говори гоп, пока не перепрыгнешь - Не говори гоп, не перепрыгнув
1.3. Khác biệt về cấu trúc cú pháp
Tục ngữ trong tiếng Việt có dạng của câu nhân xưng “Chị ngã em nâng” và câu khái
quát “Ghét của nào trời trao của ấy”. Trong tiếng Nga, tục ngữ có các dạng:
+ Câu nhân xưng có động từ chia ở thì quá khứ, hiện tại, tương lai, chia ở các ngôi:
Бог дал, бог и взял
Дитя не плачет, мать не разумеет
За двумя зайцами погонишься, ни одного не поймаешь
Муж – голова, жена – шея, куда захочу, туда и поворочу.
+ Câu nhân xưng không xác định. Loại câu này có động từ vị ngữ chia ở ngôi thứ ba
số nhiều, chủ ngữ ẩn:
В Тулу со своим самоваром не ездят
+ Câu nhân xưng khái quát trong đó động từ thể hoàn thành chia ở ngôi thứ hai số ít,
không có chủ ngữ:
Как постелешь, так и поспишь
+ Câu vô nhân xưng có động từ vị ngữ ở dạng nguyên:
13
Волков бояться – в лес не ходить
+ Câu mệnh lệnh:
Не ищи красоты, ищи доброты
1.4. Hiện tượng đồng âm khác nghĩa
Trong tiếng Nga có thành ngữ đồng âm khác nghĩa, nhưng trong tiếng Việt không có
hiện tượng này.
За глаза (1) - Nói, cười sau lưng ai đó
За глаза (2) - Mua, thuê cái gì đó mà không cần nhìn thấy
За глаза (3) – Đủ, tương đối đủ
На память (1) - Thuộc lòng
На память (2) - Để nhớ, để làm kỷ niệm
Trong tiếng Việt chỉ có hiện tượng trong một thành ngữ có các từ đồng âm khác
nghĩa. Ví dụ: “Nhịn (1) như nhịn (2) cơm sống”
Từ nhịn (1) có nghĩa là “nhẫn nhịn”, từ nhịn (2) có nghĩa là “nhịn ăn”.
2. Khác biệt về văn hoá
2.1. Dấu tích của lịch sử trong thành ngữ, tục ngữ
Trong ThN – TN tiếng Việt có dấu ấn của thời kỳ vua chúa: “Nợ như chúa Chổm”,
“Vắng như chùa Bà Đanh”, “Khen phò mã tốt áo”... . Đến nay người ta sử dụng các thành
ngữ đó mà không biết hoặc không cần biết chúa Chổm, Bà Đanh, phò mã là ai.
Trong ThN - TN Nga còn sống những ký ức về rất nhiều sự kiện và thực tế lịch sử
của quốc gia Nga: Trong biên niên sử có nói đến một vài đám cháy ở Matxcơva. Năm 1493
xảy ra vụ cháy đầu tiên và theo như người ta truyền lại là do một cây nến trong nhà thờ gây
ra. Đến năm 1737 lại xảy ra đám cháy do một cây nến ở nhà một người dân. Từ đó có thành
ngữ "Москва от копеечной свечки сгорела" (Matxcơva bị cháy chỉ vì một cây nến đáng
giá một kôpếch - "Sai một li đi một dặm").
2.2. Thành ngữ, tục ngữ phản ánh đời sống xã hội, tư duy, thế giới nội tâm, thế giới
quan của dân tộc
Một trong những đặc điểm nổi bật của văn hoá Việt Nam là văn hoá làng xã. Người
dân ở nông thôn sống theo cộng đồng thôn, làng, xã ... và cuộc sống của họ ổn định qua
nhiều thế hệ. Vì vậy, quan hệ hàng xóm láng giềng đối với họ là rất quan trọng. Trong quan
14
hệ ứng xử với nhau, nhân dân vừa đề cao vai trò huyết thống, vừa đề cao tình nghĩa láng
giềng: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.
2.3. Thành ngữ, tục ngữ phản ánh phong tục tập quán, tín ngưỡng của dân tộc
Ở Việt Nam, đám ma và đám cưới từ xưa đến nay được tổ chức rất linh đình. Gia
chủ phải lo việc tiếp khách cho chu đáo, nhưng vì họ có quá nhiều thủ tục phải làm nên
không tránh khỏi sơ suất, bị người chê trách. Vì thế, có thành ngữ “Ma chê cưới trách”.
Trong tiếng Nga, có rất nhiều thành ngữ phản ánh tín ngưỡng của dân tộc Nga.
Theo phong tục của lễ giáo, trong mỗi buổi cầu nguyện người ta làm hai việc: đầu buổi lễ
cầu chúc sức khỏe cho người sống, cuối buổi cầu bằng an cho người chết. Phong tục này đã
được thể hiện trong thành ngữ "Начал за здравие, а кончил (свёл) за упокой" (Trước cầu
cho người sống, sau khấn cho người chết – “Đầu Ngô mình Sở”).
2.4. Thành ngữ, tục ngữ phản ánh đời sống vật chất của dân tộc
2.4.1. Cảm nhận của người Nga và người Việt về các quy luật của tự nhiên.
ThN - TN được hình thành nhờ sự quan sát sắc sảo của nhân dân trước hết là về các
hiện tượng tự nhiên và xã hội. Ví dụ: Tục ngữ "Пока солнце взойдёт, роса очи выест"
(Chờ được mặt trời lên thì sương đã ăn hỏng mắt rồi - "Chờ được vạ, má đã sưng").
Người Việt Nam quan sát thấy con nòng nọc (giai đoạn phát triển đầu tiên của ếch
nhái) có hình thù rất giống các loài cá khác như cá trê, nhưng khi đã đứt đuôi thì hiện rõ là
nòi giống của ếch nhái, không còn đuôi, không thể là loài khác. Để nói “đã chấm dứt hoàn
toàn, không còn dính líu gì nữa” người ta nói “Đứt đuôi con nòng nọc”.
2.4.2. Khai thác các khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng, bộ phận cơ thể, các
loài động vật.
Do khai thác các khía cạnh khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng, một số ThN
- TN tiếng Nga có cấu trúc biểu đạt (từ vựng và cấu trúc cú pháp) trùng hợp với ThN - TN
tiếng Việt, nhưng với nội dung hoàn toàn khác. Ví dụ:
Thành ngữ "Chuột sa chĩnh gạo" trong tiếng Việt có hình thức biểu đạt giống như
thành ngữ "Kак мышь на крупу" / "Надулся как (будто, словно, точно) мышь на
крупу" (Tức giận như chuột vào đống gạo). “Chuột sa chĩnh gạo” trong tiếng Việt có nghĩa
là “may mắn, gặp được nơi sung sướng, đầy đủ một cách tình cờ, ngẫu nhiên, ví như chuột
15
lọt được vào chĩnh gạo thì tha hồ ăn, không phải khổ công tìm kiếm hàng ngày”. Trong
tiếng Nga “Kак мышь на крупу” lại có nghĩa là “Rất tức giận, không hài lòng”.
Nhiều trường hợp đối với cùng một loại động vật, người Việt và người Nga khai
thác các khía cạnh khác nhau. Ví dụ: Trong thành ngữ Nga, gà trống được coi là con vật
hay gây gổ, đánh nhau "Петух – драчун", nhưng trong tiếng Việt con gà trống lại xuất hiện
trong thành ngữ "Gà trống nuôi con" để nói về người đàn ông không có vợ giúp đỡ, lo lắng
trong việc nuôi dạy con cái, phải một mình đảm nhiệm.
2.4.3. Thành ngữ, tục ngữ phản ánh kinh nghiệm lao động sản xuất của dân tộc.
Trong lao động trồng lúa nước, người nông dân Việt Nam có kinh nghiệm "Cày
sâu tốt lúa".
Người Nga có kinh nghiệm không cho chó ăn no trước khi đi săn, vì nếu chó ăn
no quá sẽ nặng bụng, không thể có phản ứng nhanh nhạy để săn được mồi. Vì vậy phải
cho chó ăn từ ngày hôm trước. Kinh nghiệm này được thể hiện trong tục ngữ "На охоту
ехать – собак кормить" (Đi săn mới cho chó ăn - "Nước đến chân mới nhảy").
2.4.4. Kinh nghiệm sống của người Việt và người Nga thể hiện trong ThN - TN.
Ở nông thôn Việt Nam, người dân xay lúa giã gạo bằng cối tại nhà. Gà thường đến
nhặt những hạt rơi vãi bên cạnh cối. Những con gà bị què chỉ có thể quanh quẩn bên cối mà
không đi kiếm ăn xa được. Quan sát này được đưa vào thành ngữ “Gà què ăn quẩn cối
xay”, nói về “những người hèn kém, chỉ biết làm ăn, kiếm chác nhỏ nhặt nơi quen thuộc,
không biết nhìn xa trông rộng”.
Bồ hóng (phần than cháy chưa hết đọng lại phía trên bếp lò hoặc ống khói) được coi
là mầu đen nhất. Người Nga so sánh một cách khôi hài bồ hóng với màu trắng khi nói về
công việc đang rất tồi tệ, chưa đâu vào đâu trong thành ngữ "Дела как сажа бела" (Công
việc như bồ hóng trắng, Công việc đang rối tinh rối mù).
3. Thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Nga tương đương không hoàn toàn
3.1. Thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Nga tương đương về nội dung nhưng khác
biệt về hình thức biểu đạt
+ Tương đương về cấu trúc nhưng khác nhau về từ vựng:
16
“Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng” – “За семь верст киселя хлебать” (Đi bảy
dặm để ăn cháo), “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn” – “На крепкий сук – острый топор”
(Củi chắc có rìu sắc)
+ Tương đương về từ vựng nhưng khác nhau về cấu trúc:
Thành ngữ “Da bọc xương” và “Кожа да кости” cùng biểu đạt một nội dung – nói
về người quá gầy, chỉ có da và xương. Cả hai thành ngữ đều có các từ “da” và “xương”
nhưng thành ngữ tiếng Việt được cấu tạo bằng đoản ngữ động từ (Da bọc xương) còn thành
ngữ tiếng Nga được tạo lập bằng hai danh từ (Кожа да кости).
Trong đề tài này chúng tôi chọn 260 thành ngữ, tục ngữ thông dụng trong tiếng Việt
và tiếng Nga tương đương về nội dung nhưng khác biệt về hình thức (Xem phần phụ lục).
3.2. Thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Nga tương đương về hình thức biểu đạt
nhưng khác biệt về nội dung
Ví dụ, thành ngữ "Đòn xóc hai đầu" trong tiếng Việt nói về "người nham hiểm",
nhưng thành ngữ trong tiếng Nga có hình thức tương đương "Палка о двух концах" (Gậy
hai đầu) biểu đạt nghĩa hoàn toàn khác: "Việc có thể có kết quả tốt hoặc xấu". Thành ngữ
"Chim lạc đạn", "Chim bị tên" nói về người đã bị nạn một lần, sau này luôn sợ tình huống
tương tự, ví như chim bị viên đạn lạc bắn vào mình thì khi thấy cành cây cong cũng sợ.
Trong tiếng Nga thành ngữ có hình thức tương đương "Cтреляный воробей" (Chim sẻ bị
đạn) lại có nghĩa là "Người có kinh nghiệm, từng trải". Tương tự như vậy có các thành ngữ
tương đương về mặt hình thức nhưng khác nhau về mặt nội dung trong hai thứ tiếng:
"Chuột sa chĩnh gạo" (Người may mắn gặp nơi giầu sang) - "Kак мышь на крупу" (Tức
giận như chuột vào đống gạo), "Lưỡi không xương" (Nói không đúng sự thực, không khách
quan, lươn lẹo) - "Язык без костей" (Người hay nói ba hoa, huyên thiên – Lắm mồm lắm
miệng”).
CHƯƠNG IV
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC DẠY/HỌC VÀ BIÊN SOẠN
TÀI LIỆU BỔ TRỢ TIẾNG NGA
1. Hiểu, sử dụng đúng thành ngữ, tục ngữ tiếng Nga
17
Trong đề tài này chúng tôi đưa ra một số điểm cần lưu ý về dạy và học ThN – TN:
1.1. Giải thích nghĩa của ThN - TN bằng kiến thức ngôn ngữ đất nước học
Thành ngữ, tục ngữ của bất kỳ thứ tiếng nào cũng phản ánh đặc điểm tư duy của dân
tộc nói thứ tiếng đó. ThN - TN có mối liên hệ chặt chẽ với nền văn hoá, lịch sử, truyền
thống của dân tộc. Vì vậy, để hiểu đúng, sử dụng đúng và đúng chỗ ThN - TN của thứ tiếng
mình học, cần phải có kiến thức ngôn ngữ đất nước học.
1.2. Dạy và học thành ngữ, tục ngữ trong tình huống
Ví dụ, khi dạy thành ngữ “Язык без костей” (Người hay nói ba hoa), để hiểu đúng
và phân biệt với thành ngữ có hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Việt nhưng ý
nghĩa hoàn toàn khác “Lưỡi không xương”, chúng ta phải đưa ra ngữ cảnh sử dụng nó:
1.3. Tìm thành ngữ, tục ngữ tương đương trong tiếng mẹ đẻ
Khi giải thích nghĩa của thành ngữ, tục ngữ, việc đầu tiên nên làm là tìm xem chúng
có tương đương trong tiếng mẹ đẻ hay không. Bởi vì trong tiếng mẹ đẻ bao giờ cũng có
những ThN – TN tương đương sẵn có. Ví dụ:
Без кота мышам масленица (Vắng mèo chuột vào hội Maxlenhixa)
Vắng chúa nhà gà vọc niêu tôm.
1.4. Nêu cả nghĩa đen và nghĩa bóng
Tục ngữ có cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong nhiều trường hợp chúng ta cần nêu cả
nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu tục ngữ được sử dụng với nghĩa đen thì không cần giải thích:
Всё хорошо, что хорошо кончается (Những gì kết thúc tốt đẹp là tốt đẹp).
Nhưng đối với những tục ngữ tuy sử dụng nghĩa đen nhưng vẫn khó hiểu thì cần giải
thích: “Не по хорошу мил, а по милу хорош” (Người ta yêu không phải vì đẹp, mà khi
yêu người ta cho là đẹp – “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”)
1.5. Tìm thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa.
Đôi khi người học gặp những ThN – TN mới, họ chưa biết, nhưng thực tế lại là đồng
nghĩa với những ThN – TN họ đã biết. Vì vậy, tìm ThN – TN đồng nghĩa là rất có lợi trong
việc rút ngắn thời gian giải thích và để hiểu và sử dụng đúng ThN – TN:
Tham bát bỏ mâm – Tham bữa cỗ lỗ buổi cày
Малое пожалеешь, большое потеряешь (Tiếc cái nhỏ, mất cái to) – Погнался за
ломтем, да хлеб потерял (Đuổi theo một lát bánh mì, mất cả chiếc)
18
2. Biên soạn giáo trình bổ trợ về thành ngữ, tục ngữ / đưa thành ngữ, tục ngữ vào giáo
trình như phần bổ trợ.
2.1. Nội dung của giáo trình bổ trợ
Trong các giáo trình tiếng Nga ở mọi giai đoạn đều có ThN - TN. Vì vậy, nội dung
và độ khó của ThN - TN trong giáo trình bổ trợ cần phù hợp với trình độ và nội dung của
giáo trình đang được sử dụng. Ví dụ, trong giáo trình có các chủ điểm về gia đình, tình bạn,
tình yêu ... thì cần đưa vào giáo trình bổ trợ các ThN - TN thuộc cũng với chủ điểm đó, với
độ khó tương đương.
2.2. Các dạng bài tập về thành ngữ, tục ngữ
2.2.1 Khớp các thành ngữ, tục ngữ với các ý nghĩa của chúng
Подберите к пословицам подходящие определения, данные справа
1. Без меня меня женили.
А) С собой не следует брать то, чем славится
то место, куда направляются.
2. Без труда не вынешь и рыбку из
Б) Хорошо, если бы всё было так, как вы
пруда.
говорите.
3. В Тулу со своим самоваром не
В) Решили что-то за человека, без его ведома
ездят
и согласия.
4. Вашими бы устами да мёд пить
Г) Всякое дело требует усилий; без усилия,
старания никакого дела не сделаешь.
5. Дарёному коню в зубы не
Д) Подарок не обсуждают, принимают то, что
смотрят.
дарят.
1___
2___
3___
4___
5___
Подберите к фразеологическим оборотам подходящие определения
1. мастер на все руки
А) намеренно мешать кому-либо в каком-то деле
2. жить как кошка с собакой
Б) совсем молодой и неопытный человек
19
3. делать из мухи слона
В) ссориться, конфликтовать
4. вставлять палки в колёса
Г) сильно преувеличивать что-либо
5. молоко на губах не обсохло Д) одарённый в разных областях человек
1___
2___
3___
4___
5___
2.2.2 Khớp thành ngữ với từ/ cụm từ đồng nghĩa
Подберите к фразеологическим оборотам синонимичные слова и словосочетания
1. на скорую руку
А) мало
2. капля в море
Б) рано
3. без пяти минут
В) почти
4. чуть свет
Г) очень вкусный
5. язык проглотишь
Д) быстро
1___
2___
3___
4___
5___
2.2.3. Xác định cụm từ được sử dụng với nghĩa thực hay thành ngữ với nghĩa bóng
Прочитайте пары предложений. Определите, где выделенные словосочетания
употребляются в прямом значении, а где – в переносном, являясь
фразеологизмами
1. А) Крокодилу палец в рот не клади, это опасно. Он твой палец сразу откусит.
Б) С этой девушкой будь осторожнее, она сразу воспользуется твоей
доверчивостью. Ей палец в рот не клади.
2. А) Что с тобой? На тебе нет лица.
Б) У животных нет лица, у них вместо лица морда.
2.2.4. Chọn phương án đúng (Chọn lời giải thích đúng với thành ngữ, tục ngữ)
Выберите правильный вариант
1. Русские используют пословицу « Дитя не плачет, мать не разумеет», когда говорят
о том, что
20
А) любое дело осуществимо, если за него возьмётся мастер.
Б) если сам не скажешь, что тебе нужно, никто не догадается об этом и
поэтому не сможет помочь.
В) если бояться трудностей, то не стоит и начинать какое-либо дело.
2. Русские используют фразеологизм «яблоко негде упасть», когда говорят
А) о хорошем урожае фруктов: яблок, ргуш, винограда.
Б) о большом скоплении людей в каком-либо месте.
В) о достаточном, но без излишка количестве предметов.
2.2.5. Điền vào chỗ trống thành ngữ, tục ngữ thích hợp
Вставьте подходящие по смыслу фразеологические обороты и пословицы
1. Этот зонт ................................... , от сильного ветра он быстро сломается.
3. На неё смотреть страшно - ................................... .
5. Он такой тихий человек, он ................................... .
Для справок:
мухи не обидит
кожа да кости
гроша ломанного не стоит
2.2.6. Tìm thành ngữ, tục ngữ thích hợp với tình huống
Подберите к каждой их данных ситуации подходяций фразеологический оборот
А) Лёгок на помине
Б) Ни пуха ни пера!
В) Каким ветром занесло?
1. Вы встречаете человека, которого никак не ожидали здесь, в этом месте. Вы очень
удивляетесь тому, каким образом он оказался здесь, как он попал сюда. Что вы
скажете?
21
2. Вы только что говорили, вспоминали об одном человеке. А вот он пришёл как раз
в этот момент. Вы хотите сказать:"Только что мы о тебе говорили, а тут как раз ты и
пришёл". Какой фразеологизм может быть использован в этой ситуации?
3. Как люди обычно желают школьникам и студентам, когда они идут на экзамен?
KẾT LUẬN
1. ThN – TN là sự kết tinh trí tuệ nhân dân một cách đầy đủ nhất. ThN - TN phản ánh đặc
điểm mang tính dân tộc của ngôn ngữ, thể hiện nét đặc sắc của ngôn ngữ. Thông qua ThN –
TN ta có thể hiểu được rất nhiều về nền văn hoá của một dân tộc.
2. Đối với người học tiếng Nga, hiểu ThN – TN Nga không chỉ giúp làm phong phú thêm
vốn từ vựng trong việc nắm vững tiếng Nga mà còn giúp hiểu biết thêm về nền văn hóa
Nga. Đó là lịch sử, nền kinh tế của nước Nga, tổ chức xã hội, nền văn hóa dân gian, nền
văn học nghệ thuật, khoa học, các chi tiết cụ thể của tập quán, phong tục của dân tộc Nga,
thiên nhiên đất nước Nga, vẻ đẹp của cách sống, sự phong phú trong cách suy nghĩ của
người Nga, sự trong sáng, trung hậu và vẻ duyên dáng của tâm hồn Nga.
3. Đề tài nêu khái niệm về ThN - TN nói chung, ThN – TN Nga nói riêng đồng thời đề cập
đến vấn đề so sánh thành ngữ với tục ngữ. Tuy nhiên, do mục đích của đề tài là so sánh, đối
chiếu để tìm ra các nét tương đồng và khác biệt về mặt ngôn ngữ và văn hóa của ThN – TN
trong tiếng Nga và tiếng Việt, đề tài xem xét ThN – TN như một khối không tách bạch, như
một di sản văn hóa của dân tộc nói chung.
4. Qua việc nêu các nét tương đồng về mặt ngôn ngữ và văn hóa của ThN – TN của hai thứ
tiếng, đề tài chỉ ra rằng dù sống ở các nơi khác nhau trên thế giới, nhân dân hai nước có tư
duy, tâm lý, tình cảm tương đối giống nhau. Còn các đặc điểm khác biệt chứng tỏ có sự
khác nhau về lối suy nghĩ của hai dân tộc do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội, điều
kiện sống, đặc điểm lịch sử, phong tục tập quán v.v... .
5. Đề tài đã đề xuất một số ý kiến về việc dạy và học ThN – TN Nga, đưa ra một số dạng
bài tập về ThN – TN Nga nhằm góp phần vào việc biên soạn giáo trình bổ trợ tiếng Nga.
Hy vọng đề tài sẽ góp phần bố sung thêm vào các công trình nghiên cứu đối chiếu ThN TN tiếng Nga và tiếng Việt đồng thời cung cấp thêm hiểu biết cũng như vốn từ vựng nhằm
22
nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Nga, mang lại những điều lí thú và bổ ích cho những
người quan tâm đến tiếng Nga.
So sánh đối chiếu thành ngữ, tục ngữ là một đề tài rất rộng, đòi hỏi tri thức về nhiều
mặt cũng như thời gian nghiên cứu. Do tri thức và thời gian hạn hẹp, đề tài không thể tránh
khỏi sai, sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến nhận xét, bổ sung của các thày, cô và
đồng nghiệp.
PHỤ LỤC
1. ThN - TN tiếng Việt và tiếng Nga trùng hợp hoàn toàn cả về nội dung và hình thức
biểu đạt (65 ThN - TN)
2. ThN - TN tương đương về nội dung nhưng khác nhau về hình thức (260 ThN - TN)
3. ThN - TN tiếng Việt và tiếng Nga tương đương về hình thức nhưng khác biệt về nội
dung (4 ThN - TN)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Glebôva I.I., Xakalốp A.A. Từ điển Việt – Nga, Matxcơva, 1992.
2. Hoàng Văn Hành, Nguyễn Như Ý. Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, NXB KHXH.
Hà Nội 1991.
3. Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ. Văn học dân gian Việt Nam.
NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp. Hà Nội, 1990.
4. Lê Đình Bích. Tục ngữ Nga - Việt, NXB KHXH, Hà Nội, 1986.
5. Nguyễn Công Đức. Bình diện cấu trúc hình thái - ngữ nghĩa của thành ngữ
Tiếng Việt. Luận án PTS ngữ văn. Hà Nội 1995.
6. Nguyễn Lạc, Thế Anh. Thành ngữ Nga - Việt. ĐHSP Hà Nội 1, 1978.
7. Nguyễn Lân. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, NXB Văn hóa, Hà Nội,
1989
23
8. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang. Thành ngữ Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội 1993.
9. Nguyễn Tùng Cương. Tục ngữ Nga và các đơn vị tương đương trong tiếng Việt.
NXB ĐHQGHN, 2004.
10. Nguyễn Xuân Hoà. Đối chiếu thành ngữ Nga - Việt trên bình diện giao tiếp. Luận
án PTS ngữ văn. Hà Nội, 1996.
11. Phạm Việt Long. Tục ngữ, ca dao và việc phản ánh phong tục tập quán của
người Việt. Luận án PTS ngữ văn. Hà Nội, 2002.
12. Phùng Trọng Toản. Đặc trưng văn hóa dân tộc của thành ngữ Nga đối chiếu với
thành ngữ Việt nhằm mục đích giảng dạy Tiếng Nga như một ngoại ngữ. Luận
án PTS ngữ văn. Matxcơva 1995.
13. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam,
NXB Văn hóa thông tin. Hà Nội, 1998
14. Vũ Ngọc Phan. Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội, 1971.
TIẾNG NGA
15. Аникин В.П. Русские народные пословицы, поговорки, загадки и детский
фольклор. М., 1957
16. Баско Н.В. Русские фразеологизмы – легко и интересно.
Учебное пособие. Издательство «Флинта». Москва, 2003
17. Введенская Л.А., Павлова Л.Г., Кашаева Е.Ю. Русский язык и
культура речи. "Феник" 2004.
18. Войнова Л.А., Жуков В.П. и др. Фразеологический словарь
русского языка. Под редакцией А.И. Молоткова, М., «Русский
язык», 1986.
19. Жуков В.П. Словарь русских пословиц и поговорок. "Русский
язык", М., 2000.
20. Мартынова А.Н., Митрофанова В.В. . Пословицы. Поговорки.
Загадки. М., «Современник», 1986.
21. Мелерович А.М., Мокиено В.М. Фразеологизм в русской речи.
24
Москва, «Русские словари», «Астрель», 2001
22. Митрофанова О.Д., Костомаров В.Г. Методика преподавания
русского языка как иностранного. М., "Русский язык", 1990
23. Мокиенко В.М. В глубь поговорки. «Просвещение», 1975.
24. Ожегов С.И. Словарь русского языка. М., «Русский язык», 1981.
25. Словарь русского языка. М., "Русский язык", 1984
26. Советский энциклопедический словарь. М., 1986.
27. Федоров А.И. Фразеологический словарь русского
литературного языка. МОСКВА, АСТРЕЛЬ, 2001
28. Фелицына В.П., Прохоров Ю.Е. Русские пословицы, поговорки
и крылатые выражения. М., 1980.
29. Шанский Н.М. Лексикология современного русского языка.
М., 1972.
30. Яранцев Р. И. Русская фразеология. Словарь - справочник. М.,
"Русский язык", 1997.
NGUỒN NGỮ LIỆU
TIẾNG NGA
31. Антонова В.Е., Нахабина М.М., Толстых А.А. Дорога в Россию.
М., 2006.
32. Арсеньева И. А. Изучаем русский язык самостоятельно. Изд.
РУДН, М., 2005.
33. Жорова А.П., Данилина О.В., Соколова Е.Е. Почитаем? М., 2003.
34. Иванова Э.И. Время (Учебнин русского языка для иностранцев).
М., 2002.
35. Корчагина Е.Л., Степанова Е.М., Тарасенко Е.В. Приглашение в
Россию. М., 2000.
36. Максимова А.Л. Месяц в России. Санкт-Петербурк, 2002.
37. Одинцова И.В. Что вы сказали? Санкт-Петербург, 2000.
38. Попова Т.И., Юрков Е.Е Поговорим? Санкт-Петербург, 2000.
39. Родимкина А., Райли З., Ландсман Н. Россия сегодня. Санкт25
Петербург, 2000.
40. Родимкина А., Ландсман Н. Россия 2000. Санкт-Петербург, 2003.
DANH MỤC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Nguyễn Thị Ngà, "Một số ý nghĩa và nội dung văn hóa trong thành ngữ, tục ngữ
tiếng Nga". Kỷ yếu Hội nghị Khoa học trường ĐHNN - ĐHQGHN, 5 - 2006.
2. Nguyễn Thị Ngà, "Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ thông dụng trong tiếng Việt và
tiếng Nga - Những vấn đề lí luận và thực tiễn". Báo cáo chuyên đề tại Hội nghị Khoa
học, Trung tâm Nghiên cứu phương pháp & Kiểm tra chất lượng, 11 - 2006.
26
Download